Một tín ngưỡng Việt Nam, đã mặc nhiên trở thành tôn giáo của dân tộc từ xưa cho đến nay, là việc thờ gia tiên & tổ tiên trong tư gia và nhà thờ họ; thờ Thần Thành Hoàng nơi đình chung; cả dân tộc thờ Quốc Tổ ở Đền Hùng tại nhiều nơi khác nhau, từ nam chí bắc đến hải ngoại hiện nay.
Điều quan trọng là có rất nhiều cổ tích mang đặc tính tình tự truyền thống lâu đời về tinh thần và vật chất, đã xuất hiện ngay từ đời các vua Hùng, được truyền tụng để hình thành một kho tàng văn hóa & tư tưởng truyền thống Việt Nam vô cùng qúy giá.
Chính từ những câu chuyện này, mà các đời sau có thể căn cứ vào đó dùng làm tư liệu để nêu lên những vấn đề về nguồn gốc và bản sắc, qua các phương diện Siêu hình học, Triết học, Tâm lý học, Chính trị học, Xã hội học, Sử học... đặc thù của Việt Nam khá hoàn thiện, trên cả hai bình diện Vũ trụ quan và Nhân sinh quan, rất uyên bác.
Chính những điều này đã giúp người dân Việt có những hiểu biết sâu sắc về Quốc Tổ và cội nguồn của mình, để kính ngưỡng thờ phượng một cách trung thực, ôn cố tri tân trong các lễ nghi tưởng nhớ hàng năm.
Có thể nói là dân tộc Việt Nam là một trong rất ít các dân tộc trên thế giới đã có và lưu truyền được một văn hóa thờ phượng Quốc Tổ & Tổ Tiên cao đẹp, trước khi các tôn giáo ngoại lai du nhập.
Tìm hiểu sâu xa sẽ thấy sự thờ phượng Quốc Tổ & Tổ Tiên của người Việt Nam mang tính văn hóa hơn là tôn giáo, nên đã hình thành được niềm tin lớn đề cao tinh thần quốc gia & dân tộc, mang vẻ thiêng liêng cao siêu trong lòng người; khiến dù theo tôn giáo nào, chính kiến nào... ai nấy vẫn một lòng hướng về Quốc Tổ & Tổ Tiên, nhớ về quốc gia & dân tộc cội nguồn, phát triển tình cảm yêu nước & yêu nhà chân chính, tạo được tình tự dân tộc sâu xa, mà các tôn giáo thường không lưu tâm đạt tới?
Vì hầu hết các tôn giáo đều hướng tới một vị tối thượng riêng, khiến các giá trị truyền thống của các quốc gia, dân tộc, gia đình... bị mờ nhạt. Một khi ảnh hưởng tôn giáo quá lớn, không sáng suốt, đã từng gây ra những mâu thuẫn ghê gớm giữa tình người, tạo ra những cuộc 'Thánh Chiến'. Thế kỷ 21 phải chứng kiến những người Hồi Giáo mượn danh 'Thánh Chiến' quá khích, trở thành bọn khủng bố tàn sát đồng loại một cách cực kỳ man rợ, là một điển hình khốc liệt gần gũi nhỡn tiền cụ thể!
Theo một nghiên cứu mới nhất, được phát hiện từ các tư liệu cổ, thì không phải là 18 đời vua Hùng Vương liên tiếp trị vì (Do thời đó không thể sống quá lâu khi 18 vua sống trên 2.000 năm - tức vua nào cũng thọ trên 100 tuổi?) , mà là 18 chi họ của các đời Hùng Vương khác nhau, nối tiếp & thay nhau dựng nước và giữ nước trong hơn hai ngàn năm (từ năm 2879 đến năm 258 trước Tây lịch), thể hiện tình đồng bào thân thương, vượt lên trên đầu óc cục bộ, thường hạn hẹp trong các bộ tộc, giòng họ, chi họ... cụ thể là hình thức cha truyền con nối của các triều đại vua chúa ở đông phương cũng như tây phương, mà ca dao Việt Nam bày tỏ sự bất bình, khi các nhà cầm quyền Việt bị tha hóa theo các chủ trương ngoại lai:
-'Con vua thì lại làm vua,
'Con nhà kẻ khó bắt cua tối ngày.
-'Con vua thì lại làm vua,
'Con nhà thầy chùa lại quét lá đa.
-'Con quan thì lại làm quan,
'Con nhà kẻ khó đốt than tối ngày.
(Một số sử gia từng cho rằng '18 đời vua Hùng ngự trị hơn 2.000 năm là vô lý, vì như thế ông vua nào cũng phải sống trên 100 tuổi'. Thực ra là 18 giòng họ vua Hùng thay đổi nhau trị vì, không theo thể thức cha truyền con nối kiểu trực hệ, mà theo thể thức kén chọn người tài trong các dòng họ bàng hệ, hoặc cả trong dân chúng, như trong câu chuyện Bánh Dày & Bánh Chưng, Tản Viên Sơn Thần...)
Điều quan trọng nhất ở đây, là nội dung và hình thức thờ phượng Quốc Tổ mang đặc tính văn hóa hơn là tôn giáo của người Việt từ xưa đến nay, nên đã duy trì được từ bao đời trải qua nhiều triều đại, dù chịu ảnh hưởng nhiều đạo giáo khác nhau, vẫn bảo tồn được truyền thống cao đẹp khi ai nấy không phân biệt tôn giáo, chính kiến... đều một lòng một dạ tưởng nhớ đến Quốc Tổ, tham dự đông đảo lễ hội Quốc Tổ Hùng Vương hàng năm, song song với việc thờ cúng Tổ Tiên trong gia đình, giòng họ; trong khi vẫn thờ phượng theo các tín ngưỡng của các tôn giáo ngoại lai khác nhau, nơi các nhà thờ và đền chùa...
Theo sách 'Pour la compréhension de l'Indochine', của Henri Bernard Maitre thì có 4 loại tai họa thường xuyên đổ lên đầu các xã hội loài người, là:
Trong cuộc khảo cứu về Văn hóa Việt Nam, nhà văn hóa Pháp Henri Bernard Maitre nhận định:
Trong khi người Việt từ xa xưa đã đạt được trình độ về Siêu hình học mang tính Nhân Bản rất cao siêu, thì nhiều nơi trên thế giới cho đến nay cũng vẫn còn quẩn quanh trong các niềm tin Tôn Giáo, hoặc các loại tín ngưỡng mê tín dị đoan có thể gây hại cho tình cảm yêu nước thương nòi. Hồi Giáo nay đang rơi vào tình trạng hỗn mang, khi một số tín đồ quá khích đáng kể, trở thành những kẻ khủng bố khát máu - coi đó là Thánh Chiến, mà vẫn chưa gặp những phản ứng ắt có và đủ từ trong nội bộ của tôn giáo này?!
Qui trình của tín ngưỡng theo Siêu hình học thường theo trình tự: Mê tín thăng hoa thành Tôn giáo - Tôn giáo thăng hoa thành Triết học. Và ngược lại, Triết học thoái hóa thành Tôn giáo - Tôn giáo thoái hóa thành Mê tín dị đoan. Sự mê tín dị đoan là nguyên nhân của những xung khắc tinh thần sai lầm trầm trọng, từng gây nhiều tai họa cho một số nước nói riêng, cho nhân loại nói chung?!
Nhìn lại đời sống tinh thần Lạc Việt từ xa xưa, người ta đã thấy dân tộc Việt sớm xa lìa niềm tin bái thiên, bái địa, bái vật... mà thiên về bái nhân - chỉ coi Tổ Tiên và các vị anh hùng liệt nữ là hàng tôn qúy đáng được kính mến thờ phượng.
Việc thờ phượng Tổ tiên của người Việt mang 2 ý nghiã:
Đây chính là nhân sinh quan của người Việt, mà nhà nghiên cứu Pháp Garnet đánh giá cao hơn các nền triết học La Hy, Ấn Độ, Trung Hoa... khi cho rằng Người Việt đã dùng triết lý thay cho tôn giáo trong cách thờ phượng Quốc Tổ, khiến có thể kết hợp được các tôn giáo khác nhau, giúp các tín ngưỡng có thể sống chung thân ái trong môi trường đời sống tinh thần dân tộc.
Tóm tắt lại, tín ngưỡng của văn hóa Việt từ xưa vốn là 'văn hóa Tâm Linh' - khác với tín ngưỡng 'văn hóa Tôn Giáo' của nhiều nước trên thế giới xưa nay.
Văn hóa Tâm Linh bao hàm cả triết học và tôn giáo, khi nhìn sự vật trên căn bản lý trí như triết học, hình dung sự việc trên căn bản đức tin như tôn giáo.
Chính nhờ tín ngưỡng Văn Hóa Tâm Linh này mà người dân Việt tuy dễ dàng chấp nhận các tôn giáo ngoại lai, nhưng vẫn duy trì được tín ngưỡng riêng biệt thờ Địa Linh & Nhân Kiệt ngoài xã hội, và thờ tổ tiên trong phạm vi dòng họ, gia đình. Nhất là luôn coi trọng ngôi Đền Thờ Quốc Tổ của mình, điều mà các quốc gia & dân tộc khác ít có được.
Mỗi làng vẫn có ngôi đình ở vị trí trung tâm, trong khi các chùa, đền, nhà thờ... nằm ở các vị trí khác ít quan yếu hơn.
Nhờ sự tư duy cao siêu có tính truyền thống và độc lập, mà các đền thờ Quốc Tổ và các đền thờ Địa Linh & Nhân Kiệt chỉ có một người canh giữ bảo quản là ông Từ, không cần có hàng giáo phẩm rao giảng về đức tin như các tôn giáo.
Nói một cách khác, những cảm nhận về siêu hình học của người Việt từ xưa đã mang tính truyền tụng trực tiếp sâu sắc, qua những cổ tích & cố sự có nội dung phong phú, đa dạng... tự hoàn chỉnh trong tâm thức, để hình thành một đời sống tâm linh độc lập thăng hoa cao đẹp, không cần tới các trung gian rao giảng có thể bị lợi dụng làm lệch lạc gây tai hại?!
Nếu các cao đồ Phật Giáo mất nhiều thời gian tranh cãi về đốn ngộ và thức ngộ trong việc truyền đạt giáo lý, thì người Việt chỉ bằng sự tâm cảm giữa các thế hệ, đã lưu truyền được sự tôn thờ các vị nhân thần của mình.
Triết lý Tam Tài
Triết lý Tam Tài thể hiện qua việc Thờ Quốc Tổ của người Việt Nam, đã hình thành dung dị trong đời sống Tâm Linh của người Việt cổ - như qua câu chuyện Rồng & Tiên, Bánh Dầy & Bánh Chưng, Bánh Trôi & Bánh Chay..., sau này mới được các tư tưởng gia Đông Tây diễn dịch & qui nạp thành các hệ thống tư tưởng khác nhau, như sau:
Trong Tam Tài, người Việt giữ địa vị Nhân Chủ qua việc thờ Quốc Tổ & Tổ Tiên, không hề bị Thiên hay Địa áp đảo.
Nói rõ hơn, qua việc thờ Quốc Tổ & Tổ Tiên, người Việt đã không để đời sống tinh thần và thể xác của mình bị nô lệ cho Tôn giáo (Thiên) hay đời sống vật chất (Địa), tức không quá lo việc bái thiên, bái địa; quá đề cao vật chất và tinh thần trong các lễ nghi và lễ vật thờ phượng.
Tích Bánh Chưng & Bánh Dày và việc chỉ dùng Bánh Dày & Chưng, Bánh Trôi & Bánh Chay (tức bánh Một Mẹ Trăm Con), làm lễ vật chính trong ngày Giỗ Tổ theo truyền thống; không dùng Tam Sinh và nhiều loại phẩm vật kỳ khu làm lễ vật, không có các hình thức tế lễ quá dài dòng phiền phức như một số tôn giáo Đông Tây, Cổ Kim... là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất, được cụ thể hóa qua quan niệm:
'Trời đất hương hoa,
'Người ta cơm rượu.
tức là thờ phượng Trời Đất chỉ cần hương hoa là đủ, phụng dưỡng các bậc ông bà cha mẹ khi sống mới cần đến cơm rượu.
Hơn nữa, người Việt từ xa xưa đã quan niệm việc phụng dưỡng khi sống, quan trọng hơn việc cúng bái khi chết, nên coi việc lễ bái quá đáng theo kiểu Trung Hoa... là không thỏa đáng:
'Sống thì con chẳng cho ăn,
'Lúc chết, con mới làm văn tế ruồi!
Như vậy người Việt từ xa xưa đã giữ được tinh thần Nhân Chủ trong Tam Tài, nên tuy kính ngưỡng Trời Đất, nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng, duy trì được lối hành xử an nhiên tự tại, hòa hợp mà không tự ti, cũng không kiêu ngạo.
Do vậy các lễ nghi tuy giản đơn, nhưng vẫn trang nghiêm thành kính rất mực, không rơi vào những hình thức sùng bái quá đáng, khiến con người trở nên hèn mọn như triết gia Đức Friedrich Nietzsche (1844 - 1900) nhận xét về một số tôn giáo: 'Con người đã tự nặn ra các tượng bằng gỗ đá... hiến dâng hết các đức tính cao đẹp của mình cho các tượng gỗ đá này, để rồi qụy lụy van xin sự ban phát hầu có thể có được các đức tính...'.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được định là ngày 10-3 âm lịch hàng năm.
Qua hai tấm bia đá ở Đền Thượng trên núi Hùng, thì sự thực về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được ghi chép lại như sau:
**Tấm bia đá 'Hùng Miếu Điển Lệ Bi' do Hội đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định 8, tức năm 1923, có hai phần:
-Phần thứ nhất chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25-7-1917 - tức năm Khải Định 1, gửi 'Các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ' ghi nguyên văn như sau:
-Phần thứ hai của văn bia dành cho việc quy định 'Đệ niên kỷ niệm hội nhật lễ nghi' tức 'nghi lễ kỷ niệm hàng năm' như sau:
**Tấm bia đá thứ hai là bia 'Hùng Vương Từ Khảo' do quan Tham tri Bùi Ngọc Hoàn - Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại 15, tức năm 1940, cũng đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, ghi rằng:
Từ nột dung của hai tấm bia đá kể trên, chúng ta thấy việc quy định ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, làm ngày Giổ Tổ Hùng Vương mới chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên với thời gian gần một thế kỷ qua, tinh thần thừa kế truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn chung cội, đã phát triển mạnh mẽ, hình thành một ngày quốc lễ thống nhất chính thức quan trọng của cả dân tộc, rất đáng để chúng ta cùng tôn trọng duy trì, nhắc nhở nhau:
'Dù ai đi ngược về xuôi,
'Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3.
'Khắp miền truyền mãi câu ca,
'Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Ngày Giỗ Tổ Việt Nam hàng năm dù được thực hiện ở nhiều nơi xa gần khác nhau về không gian, nhưng cùng một thời gian, và tất cả mang tính văn hóa qua cung cách vọng tưởng, bái nhân rất nhân bản, hơn là bái thiên, bái địa.
Nơi duy nhất được ai nấy coi là trung tâm thờ Quốc Tổ hiện nay ở Phong Châu, Phú Thọ, Bắc Việt.
Nơi đây đã phát hiện những di chỉ văn hóa cổ như Sơn Vi, Đồng Đậu. Nơi đây cũng tồn tại cả một quần thể di tích gồm nhiều đền thờ vua Hùng, với những truyền thống lễ hội lâu đời, mang nhiều sắc thái văn hóa cổ truyền.
Ngoài phần 'Lễ' với những lễ nghi thờ phượng nay phần nào đã bị tha hóa với nhiều nghi thức rườm rà, còn có phần 'Hội' với những trò vui chơi giải trí mang sắc thái văn hóa, qua những lối Hát Đúm, Hát Ví, Hát Ghẹo, Hát Xoan, đánh phết, đánh vật...
Chủ yếu của các lễ hội, vẫn là các 'Hèm' nhằm diễn lại các tích xưa, mang tính lịch sử và văn hóa, nhằm mục đích nhắc nhở giáo dục, phát huy tình tự Việt Nam.
Nhận định:
Ở hải ngoại cũng như trong nước, một số nơi đã và đang thiết lập Đền Thờ Quốc Tổ.
Đây là điều rất đáng trân trọng, nhưng cũng rất đáng quan tâm, khi cần thực hiện sao cho đúng với tinh thần 'văn hóa' của người xưa, tránh rơi vào chỗ tôn giáo hoặc mê tín dị đoan, tránh bày biện theo kiểu các nơi thờ tự của các tôn giáo... biến một nghi lễ chung có tính văn hóa cao thành một nghi lễ chịu ảnh hưởng tín ngưỡng của một vài tôn giáo. Điều này sẽ khiến các tôn giáo khác nhau có thể phân bì, đi tới chỗ mất đoàn kết, mà gần đây đã trở thành những tệ nạn nghiêm trọng tới độ xung khắc, làm suy yếu tinh thần dân tộc:Trước 1975 từng là một trong mấy nguyên nhân đưa đến chuyện nước mất nhà tan, khi xảy ra mâu thuẫn giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo tại miền nam. Nay có thể làm suy giảm tình đoàn kết giữa cộng đồng các tôn giáo ở hải ngoại.
Thiển nghĩ, các Đền Thờ Quốc Tổ ở hải ngoại, ngoài việc tôn thờ Quốc Tổ Hùng Vương, còn cần lưu giữ lại những hình ảnh và và công lao giá trị của các thế hệ đầu tiên dày công xây dựng nền móng ban đầu nơi xứ lạ quê người, hầu con cháu mai sau có các tư liệu để nghiên cứu, tôn vinh, tưởng nhớ, tìm lại gia phả cội nguồn cho các thế hệ nhiều đời về sau.
Điều quan trọng là cần thờ phượng theo chiều hướng văn hóa thăng hoa, tránh bị ảnh hưởng tôn giáo của giới người chủ trì làm cho tha hóa vậy.
Khi nhân tâm Người Việt bị xáo trộn chia rẽ, hận thù... do những khác biệt về chính trị, tôn giáo ngoại lai... thì vấn đề phục hồi và phát triển hình thức và nội dung Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và những ý nghiã cao đẹp về tư tưởng & tình cảm dân tộc trong nội dung các cổ tích được đánh giá như các Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh... của Kinh Thư Trung Quốc cũng như các loại kinh điển của các quốc gia trên thế giới... là điều vô cùng quan trọng.
Vì nhờ thế Người Việt sẽ không còn bị chia rẽ phân biệt do những khác biệt về các nguồn gốc tri thức và tôn giáo của mình, tìm được một mẫu số chung lớn lao để kết hợp thành một khối, đúng ý nghiã 'đồng bào', hầu cùng nhau chung lưng đấu cật xây dựng quốc gia & dân tộc.
So sánh với Kinh Thư Trung Quốc
Trong Thiên I: Nghiêu Điển, Kinh Thư Trung Quốc viết:
So với vua Hùng 18 đời họ hàng thuận thảo cùng nhau lo việc nước, thì vua Nghiêu chỉ bằng nửa, tức 9 đời; mà chỉ là 9 đời trong một trực hệ duy nhất, không mở rộng ra các bàng hệ như 18 đời Hùng Vương của Việt Nam.
Nếu vua Nghiêu được đề cao là 'Văn chương rõ rệt, ý tứ sâu xa, tự nhiên mà không khiên cưỡng' qua những đối thoại, thì 18 đời các vua Hùng của Việt Nam đã để lại những tích sự nhiều giá trị lớn lao và hoàn chỉnh hơn về 'Văn chương rõ rệt, ý tứ sâu xa, tự nhiên mà không khiên cưỡng' gấp bội phần.
Nói khác đi, nếu Kinh Thư của Trung Quốc chỉ ghi lại các câu 'chuyện' đàm thoại giữa Nhị Đế & Tam Vương, thì các vua Hùng Việt Nam sống vào cùng một thời đại, đã hoàn thành những cốt 'truyện' hoàn bích có hình thức bố cục chặt chẽ và nội dung diễn tả sắc bén muôn vàn. Giữa 'chuyện' của Trung Quốc và 'truyện' của Việt Nam, hai bên có tầm vóc tư tưởng và nghệ thuật khác nhau khá xa?
Ngoài việc thờ phượng Quốc Tổ quan trọng nhất kể trên, tại Việt Nam từ xa xưa còn hình thành một tín ngưỡng đặc thù của dân tộc, là thờ Địa Linh Nhân Kiệt, mà đứng đầu là việc tôn thờ bốn vị được tôn là Tứ Bất Tử, ứng theo quan niệm Ngũ Hành - mà hành Thổ trung tâm là Quốc Tổ Hùng Vương, có Long Ly Qui Phụng bốn phương hỗ trợ - vì những vị này được tin tưởng là vẫn sống mãi để linh ứng phò trợ quốc gia dân tộc những khi gian nguy, cũng như giúp người dân gặp lúc khó khăn cầu xin sự trợ giúp.
Kế đó là việc thờ các vị anh hùng liệt nữ như Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần... và các vị nhân thần của từng làng như các vị Thần Thành Hoàng...
Bốn vị Tứ Bất Tử là Bà Chúa Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thần và Chử Đồng Tử, mà hình tượng của Bà Chúa Liễu Hạnh được tín ngưỡng dân gian hâm mộ nhất, thể hiện qua nhiều nơi thờ phượng nhất cho đến nay.
Bốn vị Tứ Bất Tử mang hình ảnh Tứ Linh bao quanh khuông phò bảo vệ Quốc Tổ, thể hiện quan niệm Ngũ Hành trong đời sống tinh thần của người Việt Nam từ xa xưa:
Bốn vị Tứ Bất Tử còn được người dân Việt coi như là bốn bậc thượng thừa của Tứ Giáo, gồm 'Thánh - Thần - Phật - Tiên':
Sự gán ghép này là của người dân về sau, để các vị thần linh Việt có thể được công khai thờ phượng, không bị Tam Giáo kỳ thị đánh phá, khi Tam Giáo từ bên ngoài tràn vào Việt Nam, được các triều đại nội ngoại và giới quan lại & trí thức hâm mộ, đề cao, muốn đưa lên địa vị độc tôn. Vì Tam Giáo xuất hiện sau 3 trong 4 vị kể trên khoàng 2.000 năm.
So sánh với Kinh Thư Trung Quốc
Thiên II: Thuấn Điển trong Kinh Thư Trung Quốc, viết:
Sài là khi tế trời xong, các lễ vật đều thiêu cháy, để Thượng đế giám hưởng. Miếu thờ đức Nghệ Tổ ở kinh đô, theo Kinh Thư cho biết có lẽ nói về vua Hoàng Đế đầu tiên của Trung Quốc.
Qua đoạn trích văn trên, vua Thuấn đã tế Trời bằng những lễ vật như bò, dê, trĩ... tế rồi thiêu đốt thành than để Thượng đế giám hưởng. Đồng thời nhà vua còn đến 5 ngọn núi lớn ở bốn phương là Thái sơn, Hoa sơn, Hành sơn, Hằng sơn và Tung sơn để tế các vị thần núi.
Như vậy vua Thuấn đã dùng các lễ vật theo kiểu 'tam sinh' sau này phổ biến ở Trung Quốc, không có sự chế biến tinh khiết như vua Hùng đã chọn phẩm vật Bánh Dầy & bánh Chưng của Lang Liêu - là những lễ vật đòi hỏi sự sáng tạo chế biến tinh khiết về hình thức vật chất, có nội dung tư tưởng bao hàm vũ trụ quan và nhân sinh quan cao đẹp, trở thành những bài học giá trị lớn lao của dân tộc..
Trong khi vua Thuấn còn lễ các sơn thần thiên nhiên, thì người Việt đã nhân cách hóa sơn thần thành nhân thần tức Tản Viên Sơn Thần (Sơn Tinh), để thờ phượng với những ý nghiã mang nội dung đạo lý nhân bản rất mực - khởi đầu cho tín ngưỡng thờ Địa Linh & Nhân Kiệt - làm thăng hoa tinh thần ái quốc của dân tộc Việt, giúp nòi giống Việt bền vững trước bao cuộc xâm lăng ghê gớm của những cường quốc và những nền văn hóa hàng đầu trên thế giới, từ đông sang tây, từ cổ chí kim.
Trong Thiên II: Thuấn Điển, Kinh Thư Trung Quốc viết:
Trích dẫn trên cho thấy trong khi vua Thuấn đương thời bên Trung Quốc còn thờ đa thần, mang tính 'bái thiên' và 'bái địa' trong ý thức tín ngưỡng mông lung, thì các vua Hùng ở Việt Nam đã hình thành được một hệ thống ý thức 'bái nhân' qua việc thờ Quốc Tổ và Tứ Bất Tử, có nội dung đạo lý qua các sự tích uyên bác, phát huy tinh thần quốc gia & dân tộc rất mực.
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.