Tương truyền sau khi vua Hùng Vương nhờ Phù Đổng Thiên Vương đánh thắng giặc Ân, hiểu rõ muốn giữ nước cũng như muốn phát triển đất nước cần có người tài, nên thay vì truyền ngôi cho người con lớn nhất theo thông lệ, đã gọi tất cả các con lại, mà bảo rằng:
Các vị hoàng tử tuân lời vua cha, đều đua nhau cho người lên núi xuống biển tìm kiếm các loại sơn hào hải vị, của ngon vật lạ... về chuẩn bị nấu thành những món ăn thơm ngon qúy hiếm, bày biện theo những nội dung và hình thức mang nhiều ý nghiã, mong làm vừa ý vua cha, hầu được truyền ngôi cao...
Riêng có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu mẹ mất sớm, người hầu hạ ít, không thể đi tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển như các hoàng tử khác, nên ngày đêm lo lắng không biết lấy lễ vật gì quí hiếm cho xứng đáng, để ngày đầu năm có thể trước là cúng tổ tiên tỏ lòng kính ngưỡng, sau là dâng lên vua cha làm vừa lòng đấng sinh thành, chứ không dám nghĩ đến chuyện đua tranh ngôi báu với các vị hoàng tử khác.
Thế rồi một đêm kia gần đến ngày đầu năm dâng phẩm vật, Lang Liêu nằm mơ thấy mẹ về chỉ dạy rằng:
Tỉnh dậy, Lang Liêu suy ngẫm lời mẹ dạy, làm ra chiếc Bánh Dày mang hình tượng Trời, làm ra chiếc Bánh Chưng mang hình tượng đất. Để thể hiện được màu xanh tươi của cây cỏ mùa xuân trên mặt đất, Lang Liêu đã lấy lá dong gói bánh Chưng theo hình vuông, rồi lấy những thực vật và động vật ngon lành tiêu biểu, phổ biến trong đời sống hàng ngày, như thịt heo, đậu xanh, hành, tiêu... làm nhân bánh, thể hiện vạn vật sinh sôi nảy nở trên mặt đất và từ trong lòng đất...
Vào ngày đầu năm, các hoàng tử đưa phẩm vật đến trình vua cha để làm lễ vật dâng cúng, ai nấy đều mang những mâm lớn đầy các món ăn qúy hiếm thơm ngon được nấu nướng bày biện rất đẹp đẽ công phu. Duy Lang Liêu chỉ có hai thứ bánh Dầy và bánh Chưng giản đơn, khiến vua cha lấy làm ngạc nhiên. Nhưng khi nếm thử thấy ngon miệng, vì khác hẳn những món ăn đầy sơn hào hải vị nhàm chán với nhà vua hàng ngày.
Lang Liêu lại tâu trình được ý nghiã của hai thứ bánh mang tượng hình Trời Đất, có nội dung và hình thức bao hàm tình ý sâu sắc, nên được chấm nhất, được vua cha truyền ngôi vua cho.
Từ khi lên ngôi vua, Lang Liêu dạy dân làm Bánh Dày & Bánh Chưng hàng năm vào dịp đầu năm, để dâng cúng Quốc Tổ và Tổ Tiên, hầu nhắc nhớ câu chuyện được lên ngôi vua mang nhiều ý nghiã của mình.
Sau này, các học giả uyên bác đã nghiên cứu và tìm hiểu thấy qua hai thứ Bánh Dầy & Bánh Chưng, thể hiện buổi đầu rất cụ thể và sống động về triết lý Âm Dương, Ngũ hành... cao siêu. Các chuyên gia về Y học còn nghiên cứu thấy trong Bánh Chưng hàm chứa đầy đủ những loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều dược tính ngừa bệnh, giúp tiêu hóa tốt trong những ngày vui đầu năm.
Cách làm Bánh Dầy & Bánh Chưng
Cách làm Bánh Dầy
Nguyên liệu:
Cách làm:
Những ý nghiã về Bánh Dầy
Bánh Dầy làm theo tượng hình Mặt Trời, cũng là hình ảnh phổ biến trên các Trống Đồng của Việt Nam xa xưa. Điều này thể hiện tín ngưỡng 'bái Thiên' của người Việt đã có từ rất lâu, qua các hình ảnh trên Trống Đồng, Bánh Dầy... Ngoài ra trong ca dao và tục ngữ Việt cũng có rất nhiều câu nói về Ông Trời với lối quan niệm thân thương mà không quá kính sợ xa cách, như quan niệm về Trời của Trung Hoa và một số tôn giáo cổ kim & đông tây trên thế giới.
Ở Đông phương, Khổng Giáo Trung Hoa coi vua như Thiên tử (con trời), thế thiên hành đạo (thay trời lo mọi việc), tức lợi dụng danh nghĩa quyền uy tối cao của Trời, để áp đảo uy hiếp dân... rất tệ hại.
Ở Tây phương, Thiên Chúa Giáo coi Đức Chúa Jesus Christ là Chúa Trời, bác ái rất mực nên được ai nấy vô cùng kính mến, không ai dám bất kính. Nhưng cũng chính vì vậy mà kém đi phần nào sự thân thiết?
Với người Việt, Ông Trời nằm trong quan hệ Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân) có tương quan bình đẳng đầy vẻ thân thương mật thiết, nên khi đúng thì khen:
'Trời có mắt'
và tin tưởng, ca ngợi:
'Trời cho hơn lo làm'
'Trời sinh, trời dưỡng'
'Trời chẳng đóng cửa nhà ai'
'Trời sinh voi, trời sinh cỏ'
'Trời quả báo ăn cháo gẫy răng,
'Ăn cơm gẫy đũa, xỉa răng gẫy chày.
Khi thấy Trời không đúng việc gì, thì chê trách ngay:
'Trời không có mắt'
'Trời sao trời ở chẳng cân?
'Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra!
'Trời sao trời ở chẳng công?
'Kẻ ba bốn vợ, người không vợ nào!
Tin tưởng, tôn kính, nhưng không qụy lụy, mà cũng không coi nhẹ... là một thái độ tự tin và tự trọng của người Việt đối với Trời nói riêng, thần linh nói chung. Quan điểm này được ghi khắc trên các mặt trống đồng, cho thấy người và vật sinh hoạt thân mật vui tươi quanh mặt trời chiếu sáng, mang tính văn hóa hơn là tôn giáo?
Thái độ này tạo cho người dân Việt một lối sống an nhiên tự tại giữa Trời và Đất, cũng như với giới lãnh đạo cầm quyền, hình thành những câu tục ngữ như:
'Trời làm đất, đất làm trời.
'Trời đánh còn tránh miếng ăn
'Trời làm một trận lăng nhăng,
'Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông.
'Trời còn khi nắng khi mưa,
'Ngày còn khi sớm khi trưa, nữa người.
'Trời sinh hùm chẳng có vây,
'Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời.
Khổng Giáo du nhập vào Việt Nam, mang theo quan niệm coi vua là con trời, coi quan là bố mẹ của dân (phụ mẫu chi dân), nhưng người Việt không hề thừa nhận:
'Phép vua thua lệ làng.
'Quan có cần, nhưng dân chưa vội,
'Quan có vội, quan lội quan đi.
Nếu nghiên cứu triết lý của Nietzsche (1844 - 1900), chúng ta sẽ thấy thái độ với Trời của người Việt xa xưa gần với triết gia này, luôn tự trọng trong các lễ nghi về tín ngưỡng, tôn giáo... khi thờ 'nhân thần' là chính, qua việc thờ cúng 'Điạ linh & Nhân kiệt' khắp nơi trong dân gian; từ thờ thần Thành Hoàng ở mỗi làng, đến thờ Quốc Tổ, thờ Tứ Bất Tử ở các nơi chốn địa linh.
Cách làm Bánh Chưng
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cách làm Bánh Tét
Khi di dân vào miền Nam thời Chúa Nguyễn, người dân Việt đã có sáng kiến gói bánh chưng thành Bánh Tét, vừa dễ gói, vừa thuận tiện khi ăn đến đâu cắt ra đến đấy, mang đi cũng gọn ghẽ.
Có sách nói đây là sáng kiến của Ngọc Hân công chúa, giúp vua Quang Trung khi tiến đánh quân nhà Thanh vào ngày mồng 5 tết ở Hà Nội, đã gói loại bánh này để quân sĩ vừa hành binh vừa có lương thực ăn tết bằng Bánh Tết. Có người cho rằng chữ Bánh Tét là do chữ Bánh Tết thời này mà ra?
Nguyên liệu:
Cách làm:
*Giai đoạn chuẩn bị:
*Giai đoạn gói bánh:
Những giá trị vật chất và tinh thần trong chiếc bánh chưng:
a/ Giá trị Y học:
Vào dịp tết, người Việt nấu nhiều bánh chưng để trước là dâng cúng trên các ban thờ tổ tiên, sau là để ăn trong ba ngày tết không cần cơm nước mà vẫn mạnh khỏe, hầu có thể có nhiều thời gian vui chơi trong các lễ hội gần xa.
Xét về phương diện y học, một chiếc bánh chưng có những lợi ích về dinh dưỡng như sau:
*Gạo nếp:
Theo sách Y học của danh y Việt Nam là Tuệ Tĩnh, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, thơm, mềm, dẻo, bổ trung ích thận, trị được bệnh đi tiểu ra chất nhờn, các chứng đau bụng, tỳ vị hư yếu, còn có thể chữa được chứng nôn mửa không dứt.
Người đau yếu dạ dày thường được khuyên ăn cơm nếp sẽ giảm đau. Gạo nếp thổi thành xôi, giã nát dùng trộn lẫn với các vị thuốc để bó xương khi gẫy, làm thuốc viên.
Bột nếp rất bổ tỳ, làm sạch mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, nhuận phổi.
Gạo nếp nấu thành cháo hoa có tác dụng mát ruột khi bị nặng bụng, hoặc trong những ngày nóng bức.
Gạo nếp nấu nhừ với giò heo là món ăn giúp các bà mẹ tăng sữa khi nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ, lại còn giúp bổ huyết.
Nước vo gạo nếp được dùng để chế biến các dược liệu, nhằm giảm sự công phạt của các vị thuốc nóng, hoặc có độc tính.
Gạo nếp ăn bổ dưỡng và no lâu hơn gạo tẻ.
Rượu nấu bằng gạo nếp không pha gạo tẻ rất bổ dưỡng, giúp tiêu hóa tốt; uống vừa phải không công phạt và độc hại như loại rượu nấu bằng gạo nếp pha gạo tẻ.
Với những đặc tính y dược như trên, chất nếp trong chiếc bánh chưng là một dược phẩm giúp ăn ngon mà no lâu, không gây ra các chứng bệnh về đường ruột, khiến ai nấy 'yên bụng' vui chơi khỏe khoắn trong dịp lễ tết.
*Đậu xanh:
Theo nghiên cứu của Tây y, thành phần của đậu xanh có 13.7% nước, 23% protide, 2.4% lipide, 52% glucide, 4.6% cellulot...
Mỗi 100 gr đậu xanh cung cấp cho cơ thể 329 colories, 62.7 mgr calci, 369.5 mgr P, 4.7 mgr sắt... cùng các loại sinh tố B1, B2, PP, C...
Theo sách Y học của danh y Tuệ Tĩnh thì đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn nhưng không độc, bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, tốt tiểu tiện, chữa sưng lở, làm sáng mắt.
Đậu xanh nấu với đậu đen và đậu đỏ theo cân lượng bằng nhau, thành nước uống phòng ngừa các loại bệnh ôn nhiệt trong mùa hạ oi bức.
Đậu xanh nấu với gạo nếp thành cháo, ăn hàng ngày, chữa được chứng hao nhiệt, cồn cào khát nước, đái rắt, nôn ọe khi mang thai, bệnh tiểu đường.
Đậu xanh tán nhỏ, trộn với giấm chua, đắp lên các chỗ sưng tấy, đau nhức, phát nóng... rất tốt.
Xôi đậu xanh, chè đậu xanh, cháo đậu xanh, bánh đậu xanh... đều là những món ăn giải nhiệt, giải độc, giã rượu... có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Vỏ hạt đậu xanh mang nhiều dược tính nhất, nên lấy 2 phần vỏ đậu xanh 1 phần cam thảo sắc lấy nước uống, là một thứ thuốc giải độc rất hay.
Khi bị cảm nóng, mất nhiều mồ hôi, lấy 10 gr vỏ đậu xanh, 16 gr lá dâu tằm non, 12 gr lá tía tô sắc uống sẽ giảm bệnh.
Khi bị nóng sốt quá độ tới mức mê sảng hoảng hốt, lấy 12 gr vỏ đậu xanh, 12 gr hoa kim ngân, 12 gr lá tre, 8 gr lá bạc hà, 6 gr lá kinh giới uống sẽ khỏi.
Bị trúng độc dù ngất đi nhưng nếu tim còn đập, uống nước bột đậu xanh sẽ tỉnh lại.
Nói chung, đậu xanh ngoài sự thơm ngon bổ dưỡng, còn là một vị thuốc giải độc giảm nhiệt rất hữu hiệu. Đặc tính y dược của đậu xanh giúp chiếc bánh chưng trở nên bổ dưỡng và tiêu hóa lành mạnh hơn.
*Hành:
Theo nghiên cứu của Tây y, trong củ hành có acide malic, phytin, alysulfit, tinh dầu có chất kháng sinh alixin C6H10OS2 với lý tính diệt khuẩn rất mạnh, nhưng khi tan trong nước dễ bị thủy phân.
Theo sách y học của danh y Tuệ Tĩnh thì củ hành có vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, trị các chứng thương hàn - phong nhiệt - đau đầu - tê thấp - an thai.
Người Việt từ xưa đã biết dược tính rất qúy của hành, nên món ăn nào cũng thêm hành cho thơm ngon. Tuy nhiên nếu lạm dụng dùng hành nhiều quá, khiến tóc bạc, hư khí xông lên mà không ra mồ hôi được.
Nhờ dược tính trừ độc mạnh, nên trong bánh chưng hành đóng góp đáng kể vào việc ngừa và chữa cảm mạo, ăn uống khó tiêu trong 3 ngày xuân.
*Hồ tiêu:
Theo nghiên cứu của Tây y, hồ tiêu có tinh dầu và 2 ancaloit là piperin C17H19O3N tính kiềm nhẹ, độc hại ở liều lượng cao, làm tăng huyết áp, có thể tê liệt hô hấp và một số thần kinh; chavixin C16H19O3N có vị cay hắc và nóng tập trung nhiều ở vỏ.
Theo sách y học của danh y Tuệ Tĩnh thì hồ tiêu vị cay, tính nhiệt, điều hòa thức ăn, hạ khí, ấm bụng, tiêu hóa thức ăn cũ, chữa hàn - lỵ - đau bụng - đau lưng.
Dùng ít, hồ tiêu làm tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Dùng nhiều dạ dày bị kích thích niêm mạc, gây sung huyết, gây sốt, đái ra máu.
Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi.
Ngoài công dụng làm gia vị, hồ tiêu có dược tính kích thích tiêu hóa, chữa đau răng, đau bụng với liều lượng 1-3 gr dưới dạng thuốc viên. Mùi hồ tiêu đuổi sâu bọ, nên được dùng bảo quản len sợi không bị nhậy cắn.
Nhờ dược tính trên, nên khi trộn vào nhân bánh chưng, sẽ giúp bánh chưng có thêm dược tính khử độc và dễ tiêu hơn.
*Thịt heo:
Theo nghiên cứu của Tây y, thịt heo chứa 16.5% protide, 21.5% lipide, các loại muối khoáng Ca, P, Fe, các loại sinh tố A, B1, B2, Bp... 100gr mỡ heo cung cấp 268 calories.
Theo sách y học của danh y Tuệ Tĩnh thì thịt heo vị chua, tính lành, không độc. Heo con hơi độc. Heo lớn thịt lành và thơm. Thịt heo tùy đực cái, lớn nhỏ mà phân biệt tính chất chữa bệnh thần kinh, giải nhiệt, trị đơn độc, bổ thận, trừ phù thũng.
Mỡ heo vị ngọt, tính trơn chảy, hơi hàn, không độc, có tác dụng khu phong hoạt huyết, nhuận phổi, giải các thuốc độc, chữa ghẻ lở nhiễm trùng. Dùng mỡ heo vào tháng chạp tốt hơn cả.
Trong chiếc bánh chưng, thịt heo tạo sự bổ dưỡng nhiều nhất.
*Lá dong:
Lá dong tuy dùng để gói bánh chưng, nhưng lại có công dụng khử độc khi dược tính của lá dong ngấm vào chiếc bánh chưng tạo màu xanh vừa đẹp, vừa giữ cho bánh không bị nhiễm trùng.
Người Việt dùng lá dong làm thuốc dã rượu, thuốc giải độc bằng cách vắt 100 đến 200 gr lá dong giã nát, lấy nước uống. Khi bị rắn cắn, lấy lá dong nhai nát, nuốt nước còn bã đắp lên chỗ rắn cắn. Với những vết thương nhẹ, lấy nước lá dong rửa sạch, rồi lấy bã lá dong đắp lên sẽ cầm máu, và không bị nhiễm trùng làm sưng tấy vết thương. Khi vết thương chảy máu, đắp bã lá dong lên sẽ cầm được máu.
***
Qua nghiên cứu các nguyên vật liệu dùng làm bánh chưng như kể trên, chúng ta thấy trong mỗi chiếc bánh chưng có sự phối hợp uyên bác về y dược học rất bổ ích, khác hẳn với nhiều loại món ăn được ưa chuộng, trở thành quốc hồn quốc túy của các nước trên thế giới, như Pizza, Hotdog...
b/ Giá trị tư tưởng:
-Từ màu sắc đến hình ảnh, người Việt gần 5.000 năm trước qua chiếc bánh chưng, đã hình dung một cách thâm thúy về hình ảnh của Đất trong tín ngưỡng 'bái Địa', phát triển thăng hoa thành tín ngưỡng thờ 'Địa Linh', tạo được khái niệm tiên khởi về hai nguyên lý Âm - Dương rất hữu hình và cụ thể; diễn tả được thảm thực vật Việt Nam.
Ở đây Đất và Người gắn bó với nhau thành một khối liên kết thân thiết, theo thời gian bốn mùa thay đổi vui buồn có nhau, theo không gian thịnh suy sống chết bên nhau, qua tín ngưỡng tôn thờ 'Địa Linh & Nhân Kiệt':
'Đất có Thổ công,
'Sông có Hà bá.
'Đất lề, Quê thói.
Phải sau đó cả mấy ngàn năm, các triết gia Trung Quốc như Lão Tử, Khổng Tử... mới phát triển các ý niệm về Âm Dương thành Kinh Dịch.
Màu trắng và hình tròn của bánh dầy, dùng để tượng trưng cho Mặt Trời, thì không gì đẹp và gợi hình cho bằng.
Màu xanh lá dong và hình vuông của bánh chưng, dùng để tượng trưng cho Đất với thảm thực vật xanh tươi, cũng không gì đẹp và gợi hình cho bằng.
Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp viết:
-Theo tài liệu cổ của người dân Lạc Việt thì Lạc Thư có hình tròn của Trời, Hà Đồ có hình vuông của Đất. Cả hai hình vẽ Hà Đồ và Lạc Thư gồm những chuỗi hình tròn rỗng và đặc nối kết nhau, như hình ảnh trên các trống đồng Đông Sơn của dân tộc Lạc Việt.
Hà Đồ và Lạc Thư đều hình dung sự hình thành của Trời - Đất - Vạn Vật theo quan niệm buổi đầu về Âm (đặc) - Dương (rỗng) tương sinh - tương khắc - tương hòa.
Như vậy vua Hùng trao ngôi vua cho Lang Liêu là do Lang Liêu đã có lễ vật mang hình thức và nội dung bao hàm các ý nghiã về Trời - Đất, đặc biệt là có thể dùng ngay những nguyên liệu bình thường để làm nên những phẩm vật siêu tuyệt khác thường, thể hiện đầu óc tưởng tượng phi phàm mà vẫn thực tế, thực dụng.
Quan niệm 'Có thực mới vực được đạo', truyền đạt những bài học đạo lý qua các món ăn đặc thù, là một lối truyền bá tư tưởng rất thực dụng nhưng không kém phần uyên bác cùa người Việt; cao siêu và phi thường hơn quan niệm 'Văn dĩ tải đạo' của Trung Quốc về sau này - mà còn thể hiện được quan niệm 'Đạo khả đạo phi thường đạo'.
Không những vậy, người Việt còn có những tiêu chuẩn về lễ phép phải tuân thủ trong cách ăn uống, tạo thành một nền nếp luân lý tốt đẹp trong việc ẩm thực, từ hình thức qua cung cách ăn uống đến các ý tưởng mang nội dung giáo dục nhân luân, ít thấy nơi các dân tộc khác:
'Miếng chào cao hơn mâm cỗ.
'Ăn vóc học hay.
'Ăn tanh, ở bẩn.
'Ăn cho đều, kêu cho sòng.
'Ăn có nhai, nói có nghĩ.
'Ăn có nơi, làm có chỗ.
'Ăn có mời, làm có khiến.
'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
'Ăn cây nào, rào cây ấy.
'Ăn một miếng, tiếng một đời.
'Ăn tám lạng, trả nửa cân.
'Ăn tham chắc, mặc tham dầy.
'Ăn cơm không biết trở đầu đũa.
'Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
'Ăn lấy thơm lấy tho, không lấy no lấy béo.
'Ăn miếng ngon, chồng con trả người.
'Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
'Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối.
...
c/ Giá trị chính trị:
Việc nhà vua mở cuộc thi cho các con để chọn người tài đức nối ngôi, mà không theo một định lệ nào như chỉ truyền ngôi cho con trưởng kiểu Trung Quốc, Tây phương... cho thấy người Việt từ xưa đã có chủ trương về chính trị rất sáng suốt.
Có thể nói đây là hình thức thi tuyển đầu tiên của nhân loại, mang tính chính trị, bao hàm ý thức cao về trách nhiệm điều hành quản lý guồng máy quốc gia.
Trong bài tựa Kinh Thư, dịch giả Thẩm Quỳnh viết:
Từ những nhận xét của Thẩm Quỳnh, xem đến câu chuyện Bánh Dày & Bánh Chưng, chúng ta thấy tại Việt Nam từ thời xa xưa cũng đã chủ trương 'truyền hiền' cho người tài đức như câu chuyện Lang Liêu, nhưng không qua sự chọn lựa chủ quan của nhà vua như bên Trung Quốc, mà qua một cuộc thi tài.
Trong câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, vua Hùng còn mở một cuộc thi tài cho cả dân chúng tham dự việc làm phò mã, để rồi sẽ lên ngôi vua, cũng thể hiện tinh thần cầu hiền theo cung cách dân chủ cao đẹp.
Từ các chuyện Lang Liêu và Sơn Tinh, chúng ta thấy việc tuyển lựa nhân tài qua các cuộc thi khá phổ biến trong các đời vua Hùng, mà hai việc trên có thể chỉ là tiêu biểu vì mang nhiều ý nghiã quan trọng về lịch sử và văn hóa, mới được truyền tụng lâu dài vì có lai lịch hơn các cuộc thi tài khác?
d/ Giá trị văn hóa:
Trời và Đất với người Việt trong tín ngưỡng 'bái thiên' và 'bái địa', là hai yếu tố thân quen, luôn được nhắc nhở bằng những tâm lý tình cảm mật thiết. Hình tượng Bánh Dầy & Bánh Chưng trang trọng trong các lễ nghi, nhắc nhở mọi người sự tích của hai thứ bánh này, với những tư tưởng tình cảm đượm nhiều tính văn hóa, cao thâm mà gần gũi,
Trong đời sống vật chất, người Việt tin là Trời thương sẽ giúp thời tiết đẹp, mùa màng tươi tốt, đất đai trú phú:
'Lạy Trời mưa xuống
'Lấy nước tôi uống
'Lấy ruộng tôi cày
'Lấy đầy bát cơm
'Lấy rơm đun bếp.
'Ơn Trời mưa nắng phải thì,
'Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
'Công lênh chẳng quản lâu mau,
'Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Trong đời sống tinh thần, người Việt cũng tin tưởng ở Trời và Đất rất mực, cho rằng Trời là đấng tối cao, ban cho con người cuộc sống hạnh phúc, qua thời tiết bốn mùa điều hòa giúp thảm thực vật xanh tươi, gặt hái nhiều thành quả:
'Trời cho cày cấy đầy đồng,
'Xứ náo xứ ấy trong lòng vui ghê.
'Một mai gặt lúa đem về,
'Thờ cha, kính mẹ, nhiều bề hiếu trung.
'Trời sinh ra ta làm người,
'Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.
'Khi ăn thì phải lựa mùi,
'Khi nói thì phải lựa lời chớ sai.
'Cả vui chớ có vội cười,
'Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì.
Tuy nhiên, khi không vừa lòng, người Việt không ngại ngần trách cứ:
'Trời không có mắt...
Trong cuộc sống vật chất, đất là nguồn sống:
'Tấc đất tấc vàng.
'Đất lành chim đậu.
Trong cuộc sống tâm linh, người Việt cũng đã tin đất có linh khí giúp đời, như khoa Địa lý Phong Thủy sau này nghiên cứu:
'Đất có tuần, dân có vận.
'Đất có lề, quê có thói.
'Đất cam thảo, dân lão thần.
Trời - Đất - Người được dân Việt quan niệm như một thế chân vạc bình đẳng mới vững chắc bình an, theo quan điểm 'Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa' tác động hỗ tương để cùng tồn tại và phát triển trong qui luật 'Âm - Dương - Hòa' để phát triển hỗ tương đưa đến thịnh vượng chung, không có chuyện Bái Thiên, Bái Địa, Bái Nhân kiểu 'suy tôn' theo cung cách độc tôn như nhiều tôn giáo, triết lý trên thế giới, coi Trời là ngôi cao duy nhất, để từ đó lợi dụng danh nghiã của Trời uy hiếp Người:
'Trời làm Đất,
'Đất làm Trời.
'Trời còn rộng,
'Đất còn dài.
Tuy nhiên gặp khi đối đế thì mới phải:
'Trời không chịu Đất,
'Đất phải chịu Trời.
Người Việt có tín ngưỡng thờ cả 'Trời - Đất - Người' qua việc tôn thờ Địa Linh & Nhân Kiệt, thể hiện sự hài hòa Tam Tài, sự phối hợp Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, đạt Chân - Thiên - Mỹ mà thăng hoa, hạnh phúc:
'Làng ta phong cảnh hữu tình,
'Dân cư giang khúc như hình con long.
'Nhờ Trời hạ kế sang đông,
'Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
'Vụ năm cho đến vụ mười,
'Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
'Trời ra gắng, Trời lặn về,
'Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chiên,
'Dưới dân họ, trên quan viên,
'Công bình giữ mực, cân quyền cho hay.
Nếu quan sát hình ảnh điêu khắc trên mặt các trống đồng, chúng ta sẽ thấy cảnh Thiên & Địa & Nhân từ xa xưa đã hòa hợp đề huề, vui tươi, lành mạnh; thay vì nghiêm trang khô cứng như một số tranh tôn giáo Đông Tây - Cổ Kim?
Nhận định:
Như vậy Bánh Dầy đi đôi thành cặp với Bánh Chưng tiêu biểu cho 'Âm + Dương = Hòa', thể hiện sự kết hợp sinh thành; lớn lao cao xa là Trời sinh và Đất dưỡng - nhỏ bé gần gũi là Cha sinh và Mẹ dưỡng, có công ơn sinh thành & nuôi dưỡng, nên phải kính thờ:
'Công cha như núi Thái Sơn,
'Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
'Một lòng thờ mẹ, kính cha.
'Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Sự kết hợp hình ảnh Trời và Đất hoàn mỹ của Lang Liêu qua Bánh Dầy & Bánh Chưng là nguồn hứng cảm sáng tạo tuyệt tác về tâm linh với Trời về Đất và Tổ Tiên; khi đem được hình tượng của cả Trời và Đất thu gọn vào hai chiếc bánh, để đặt lên ban thờ Tổ Tiên, khiến Trời & Đất & Người hợp nhất trong tư duy lẫn trong vật thể.
Chính quan niệm này đã khiến người Việt xa xưa không quá mê muội mà xây các nơi thờ phượng Trời Đất, cũng như nơi triều chính với các thành quách lớn lao như một số dân tộc khác trên thế giới. Người Việt đã coi nhẹ những giá trị vật chất, giành tâm tư suy tưởng để tạo ra những cổ tích tích mang tính văn hóa & giáo dục, hơn là đầu tư vào những kiến trúc nguy nga tráng lệ, tốn sức hao của, vô tri vô giác; như lời di chúc của vua Lý Nhân Tông là một minh chứng điển hình:
Việc xây dựng Tử Cấm Thành của Trung Quốc tại Bắc Kinh do một kiến trúc sư người Việt tên Phạm Văn Thành thời nhà Hồ, cho thấy người Việt không quá chuộng các kiến trúc, nên mới không có chủ trương xây cất, dù vẫn có người tài về khoa kiến trúc?
So sánh các kiến trúc bằng đá cổ ở Angkor của Miên với những cổ tích Việt Nam, có lẽ chỉ một câu chuyện Bánh Dầy & Bánh Chưng thôi cũng đủ để so sánh sự lưu truyền hơn thua của người xưa; khi kết quả là người Việt ngày nay đã phát triển văn hóa & văn minh hơn người Miên rất mực?
Chỉ tiếc là bấy nay các nhà giáo dục và văn hóa Việt quá vọng ngoại - bị tha hóa não nề, nên mới coi các cổ tích Việt Nam như những câu chuyện kể giải trí bình thường cho trẻ con, mà không nghiên cứu đào sâu để viết thành những luận đề hoàn chỉnh, thăng hoa các cổ tích Việt thành một hệ thống tư tưởng đạo lý như các sách kinh điển của Phật Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo...
Vì chỉ qua một món ăn như Bánh Dầy & Bánh Chưng, người Việt xưa cũng đã đưa được nhiều điều về triết lý, luân lý... vào cuộc sống một cách hồn nhiên, nhưng sắc bén và thấm thía biết là bao?
Ăn miếng Bánh Dầy & Bánh Chưng, nghe lại cổ tích, luận bàn nghiã lý... hẳn là thú vị hơn đứng ngắm những đền đài nguy nga bằng gỗ đá vô tri vô giác, từng tốn không biết bao tiền của, hao rất nhiều công sức mồ hôi nước mắt của người dân?
Nếu Trung Hoa có Vạn lý trường thành bằng đất, thì người Việt cũng có một Vạn lý trường thành xây nên bằng nhửng chuỗi cổ tích mang những ý nghĩa Triết học, Đạo đức học, Tâm lý học, Xã hội học... có chiều dài, chiều sâu và chiều cao vô kể, hình thành một Kinh Thư kiêm Sử thi trường ca vĩ đại và bất hủ, đông tây & cổ kim ít đâu có thể sánh bằng?
So sánh với Kinh Thư của Trung Quốc
Trong Thiên IV: Cao Dao Mô, Kinh Thư của Trung Quốc viết:
Qua lời trên của vua Vũ nói với ông Cao Dao, cho thấy vua Vũ có đất đai, nên mới kính Trời để lấy Trời đe dọa dân chúng, khi cho rằng Trời có thể thưởng thiện phạt ác đối với mọi người.
Trong khi đó qua cổ tích Bánh Dày & Bánh Chưng, người Việt hình dung Trời và Đất qua Vật một cách tuy thân thương nhưng vẫn bao hàm được nhiều ý nghiã về nhân luân, hóa thân thành phẩm vật để trước là cúng bái, sau là thụ hưởng.
'Bái Thiên - Bái Địa - Bái Vật' ở đây đã kết hợp được trong việc 'Bái Nhân' - phục vụ nhân sinh một cách thực tiễn, hòa đồng rất mực vậy.
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.