Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam (1954 - 1963) ngay từ ban đầu đã manh nha những mầm mống ác hại, khi vào ngày 17-4-1955 trước Quốc hội Lập hiến, ông Ngô Đình Diệm trình bày về tư tưởng Nhân Vị, do người em Ngô Đình Nhu khai thác bắt nguồn từ triết lý Nhân Vị của Mounier, thành lập đảng Cần Lao Nhân Vị chi phối hết các hoạt động của chế độ, gây bất bình và chia rẽ sâu rộng với các đảng phái, chính giới đang hiện diện đông đảo và sâu rộng trong quần chúng hơn bao giờ hết.
Tiếp theo sau là Phong trào Thanh Nữ Cộng Hòa năm 1961, rồi bà Ngô Đình Nhu thành lập thêm Phong trào Phụ Nữ Liên Đới với các ủy viên Y tế, Tư pháp, Học chánh, Xã hội, Gia đình binh sĩ, Thanh nữ Bán quân sự... gây rối loạn nơi công sở, trường học, làm cản trở hoạt động nhiều cơ cấu tổ chức của chính quyền, và trong xã hội đương thời.
Ngày 26-4-1960 qua nhiều việc quá đáng do thể chế 'Gia đình trị - Thiên Chúa giáo giáo trị' gây ra, làm suy yếu tiềm lực quốc gia, 18 nhân vật trí thức Miền Nam, được gọi là Nhóm Caravelle, thảo một kiến nghị, xin Tổng thống Ngô Đình Diệm thay đổi đường lối lãnh đạo, tôn trọng tự do dân chủ... nhưng không được quan tâm, lại còn bị kết tội rồi bắt giam khi xảy ra vụ đảo chánh ngày 11-11-1960.
Đầu tháng 2-1963 ông Ngô Đình Nhu đã bí mật liên hệ với Cộng sản ở Phước Tuy, bàn vấn đề hiệp thương, khiến Mỹ và phe quân đội Việt Nam khi biết rất bất bình.
Đến tháng 4-1963, có lễ mừng 25 năm giữ chức Giám mục của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, cờ Vatican được treo khắp nơi. Một tháng sau nhân dịp lễ Phật Đản, thấy cờ Phật Giáo cũng treo la liệt, ông Ngô Đình Thục không bằng lòng, ra lệnh phải triệt hạ cờ Phật Giáo, gây phẫn nộ, nổ ra cuộc phản đối mạnh mẽ của Phật Giáo nhiều nơi, đưa đến việc một số vị sư liên tiếp tự thiêu phản đối, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.
Ngày 5-7-1963 Chính phủ đưa 19 quân nhân đảo chính ra tòa Quân sự Đặc Biệt tại Sài Gòn.
Ngày 8-7-1963 tòa này xử thêm 35 nhân vật dân sự liên can tới cuộc đảo chính.
Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị quản thúc tại gia, đã phản đối không ra tòa, bằng cách uống thuốc độc tự tử. Do ông là tác giả nhiều sách được giảng dạy nơi nhà trường, ảnh hưởng tinh thần nhiều thế hệ, nên đã gây tác động mạnh mẽ trong lòng người, không phân biệt tôn giáo & đảng phái.
Ngày 5-9-1963 các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính... gửi kiến nghị xin Tổng thống thay đổi chính sách, nhưng không được cứu xét.
Ngày 1-10-1963 các tư lệnh vùng chiến thuật và các tướng tá cao cấp họp, làm 'Phiếu Thỉnh Cầu', đặt vấn đề độc lập của quân đội và tự do tôn giáo, nhưng vẫn không được đáp ứng. Trong khi đó vấn đề đàn áp tôn giáo ngày càng ác liệt, bà Trần thị Lệ Xuân vợ ông Cố vấn Ngô Đình Nhu tuyên bố nhiều câu súc phạm Phật Giáo.
Do vậy Quân Đội đã đứng lên lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền ngày 1-11-1963, được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Ngày 3-11-1963, sau khi hai ông Diệm - Nhu bị hạ sát, Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng được thành lập để cầm quyền, gồm có:
-Chủ tịch: Trung tướng Dương Văn Minh.
-Đệ nhất Phó Chủ tịch: Trung tướng Trần Văn Đôn.
-Đệ nhị Phó Chủ tịch: Trung tướng Tôn Thất Đính.
-Ủy viên Quân sự: Trung tướng Trần Thiện Khiêm.
-Ủy viên Kinh tế: Trung tướng Trần Văn Minh.
-Ủy viên An ninh: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu.
-Ủy viên Chính trị: Thiếu tướng Đỗ Mậu.
-Tổng thư ký kiêm Ủy viên Ngoại giao: Trung tướng Lê Văn Kim.
-Ủy viên: Trung tướng Mai Hữu Xuân.
-Ủy viên: Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu.
-Ủy viên: Trung tướng Lê Văn Nghiêm.
-Ủy viên: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có.
Do Trung tướng Dương Văn Minh gạt ra ngoài các tướng Nguyễn Khánh và Đỗ Cao Trí... nên bắt đầu có sự mâu thuẫn trong hàng ngũ tướng lãnh, gây ra các cuộc chỉnh lý sau đó.
Ngày 4-11-1963 một chính phủ lâm thời do tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng, đưa Phó Tổng thống thời ông Diệm là Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng, khiến nhiều tướng lãnh và chính trị gia không vừa lòng.
Ngày 30-1-1964 tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc chỉnh lý, lên làm Chủ tịch Việt Nam Cộng Hòa, bắt giữ các tướng Kim, Đôn, Xuân, Đính, Vỹ.
Nhưng đến ngày 24-2-1965 tướng Khánh mắc nhiều lỗi lầm, bị hạ bệ, đẩy ra nước ngoài làm Đại sứ Lưu động.
Ngày 5-6-1965 hai nhà lãnh đạo dân sự là Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát trao lại quyền cho các tướng lãnh, vì cảm thấy bất lực khi các tướng tá liên tiếp làm chỉnh lý, hạ bệ lẫn nhau; đến độ vào ngày 5-6-1965 hai tướng còn lại là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Có - chỉ là hai người cấp bậc và chức vị thấp nhất trong Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng năm 1963 - lên ngôi vị hàng đầu. Tướng Có nhường tướng Thiệu làm quốc trưởng, dưới danh nghiã Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia.
Ngày 19-6-1965 Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia cử Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ thành lập Nội Các Chiến Tranh, làm Thủ tướng qua danh vị Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.
Tháng 3-1966 xảy ra biến động tại Miền Trung, do Phật Giáo và một số quân nhân cao cấp bày tỏ bất bình với hai ông Thiệu - Kỳ, đòi thành lập Quốc hội Lập hiến, điều hành đất nước theo một bản Hiến pháp mới - khác với Hiến pháp thời Đệ Nhất Cộng Hòa là có sự phân quyền rõ rệt - trong đó đòi hỏi ứng viên tổng thống phải có quốc tịch Việt từ khi mới sinh, thay vì chỉ cần có quốc tịch Việt 10 năm như Hiến pháp trước - chủ ý nhằm loại bỏ một số người Miền Nam thường có quốc tịch Pháp.
Chính điều này đã gây chia rẽ người dân 3 miền Trung - Nam - Bắc, giúp Cộng sản Việt Nam lợi dụng đưa ra chiêu bài 'Giải phóng Miền Nam' - do các nhân vật Miền Nam đứng đầu, nhưng vẫn do Cộng sản Miền Bắc giật dây lãnh đạo chỉ huy.
Ngày 1-7-1967 các tướng lãnh từng bị đẩy ra ngoài guồng máy cầm quyền, thành lập Hiệp Hội Chiến Sĩ Tự Do, do Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn làm chủ tịch.
Trước đó ông Đôn còn thành lập và làm Hội trưởng Hội Liên Trường niên khoá 1965 - 1966, nhằm liên kết cựu học sinh các trường trung học Miền Nam, để chống lại giới học thức Miền Trung và Miền Bắc đang tham chính đông đảo, nắm quá nhiều chức vụ quyền hành ngay trên lãnh thổ miền Nam.
Tháng 5-1967, theo Hiến pháp mới, Miền Nam tổ chức bầu cử Tổng thống.
Quân đội đưa ra liên danh Nguyễn Văn Thiệu - ứng viên tổng thống, và Nguyễn Cao Kỳ - ứng viên phó tổng thống, tranh cử với 10 liên danh khác của các ông Trương Đình Dzu, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Hà Thúc Ký, Nguyễn Đình Quát, Nguyễn Hòa Hiệp, Vũ Hồng Khanh, Hoàng Cơ Bình, Phạm Huy Cơ, Trần Văn Lý.
Do phe dân sự có quá nhiều liên danh, bị chia phiếu, nên liên danh Thiệu - Kỳ thắng cử dễ dàng, thành lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa, thực chất do quân đội cầm quyền.
Chính do việc hai ông Thiệu và Kỳ nắm quyền, trình độ học thức chỉ ở bậc Trung học, không đủ khả năng và ý thức chấp chính, lạm dụng quyền hành thao túng, nên không thể có hậu thuẫn lớn từ chính giới học thức dân sự hàng đầu để đương đầu với Cộng sản Bắc Việt; chỉ được những kẻ bất tài chịu luồn cúi làm vây cánh, đưa đẩy quốc gia & dân tộc đến chỗ suy yếu, mất Miền Nam về tay Cộng sản; dù được Mỹ và một số nước đưa quân tới hỗ trợ chiến đấu chống Cộng sản bành trướng ở vùng Đông Nam Á.
Ngày đầu năm Tết Mậu Thân 1968, đích thân Hồ Chí Minh ra lệnh tổng tấn công Miền Nam Việt Nam, đánh vào Sài Gòn, Huế... Thực chất là Cộng sản Miền Bắc muốn nhờ tay Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tiêu diệt giúp quân đội của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam do họ lập ra làm bù nhìn, có nguy cơ lớn mạnh vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ, để sau đó họ có thể dễ dàng đưa quân Miền Bắc vào Miền Nam thay thế thôn tính, không còn bị cánh Miền Nam từng theo họ cản trở, gây khó khăn trong việc thống nhất đất nước dưới chế độ Cộng sản độc tài đảng trị.
Sau vụ Tết Mậu Thân, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ muốn tranh quyền với Tổng thống Thiệu, thấy cần hậu thuẫn lớn, nên mời Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn cùng một số chính trị gia và nhân sĩ thành lập Mặt Trận Nhân Dân Cứu Quốc, đối đầu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Ngày 10-3-1968, tại rạp Rex, Sài Gòn, gần 2.000 đại biểu của các chính đảng và tổ chức họp mặt, bầu ban chấp hành Mặt Trận Nhân Dân Cứu Quốc gồm các ông:
-Chủ tịch: Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn.
-Ủy viên: Luật sư Nguyễn Văn Huyền - Chủ tịch Thượng viện, Ông Nguyễn bá Lương - Chủ tịch Hạ viện, Linh mục Hoàng Quỳnh - Thiên Chúa Giáo, Ông Cao Hoài Sang - Cao Đài, Ông Lương Trọng Tường - Hòa hảo...
Thấy vậy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sợ ông Nguyễn Cao Kỳ gây thanh thế áp đảo, nên nhờ ông Nguyễn Văn Hướng lập Lực Lượng Dân Chủ đối đầu.
***
Trận tấn công Tết Mậu Thân đã giúp Cộng sản Bắc Việt 2 điều quan trọng:
-Tiêu diệt được thế lực của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do họ tạo ra, nay lớn mạnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ.
-Tạo được tiếng vang quốc tế, giúp các phong trào phản chiến ở Mỹ có cớ chống chiến tranh.
Một chuyện bé xé ra to, là bức hình Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan dùng súng chĩa vào đầu một Cộng quân bận đồ dân sự nhằm lợi dụng sự không quan tâm của quân đội sát hại một số sĩ quan và binh sĩ, bị dư luận quốc tế bất bình, giới phản chiến lợi dụng tuyên truyền.
Những điều trên khiến nhà cầm quyền Mỹ bị dân chúng phản đối mạnh mẽ, phải tìm cách xoa dịu bằng việc thực hiện hội nghị Hòa Đàm Paris, thỏa thuận bán đứng Miền Nam Việt Nam cho Cộng sản, để có thể rút quân trong danh dự.
Năm 1971 bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ mới, Tổng thống đương quyền Nguyễn Văn Thiệu tìm cách thu hết chữ ký đề cử của các vị dân cử, không ai có thể ra tranh cử theo luật do Thiệu mua chuộc các dân biểu công nhận, nên Liên danh Dương Văn Minh & Nguyễn Cao Kỳ không thể ra ứng cử, Liên Danh Nguyễn Văn Thiệu & Trần Văn Hương độc diễn, cầm quyền tiếp.
Vì Nguyễn Văn Thiệu u mê chỉ lo củng cố quyền lợi nội bộ, sai lầm khi nghĩ rằng Mỹ không thể bỏ Miền Nam Việt Nam, nên đã không có những chuẩn bị để có thể tự bảo vệ Miền Nam, mà nhanh chóng mất Miền Nam vào tay Cộng sản Bắc Việt chỉ mấy năm sau!
**
Ngày 27-1-1973 tại khách sạn Majestic, Paris, trước mặt Tổng thư ký LHQ, đại diện Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam ký Hiệp ước Hòa Bình Paris, có các điểm chính:
*Dân Miền Nam tự quyết định tương lai của mình. Mỹ và Cộng sản tôn trọng quyết định này. Các nước ngoài không được xen vào nội bộ Miền Nam.
*Thành lập Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải tổ chức tổng tuyển cử.
*Giải ngũ quân đội của Việt Nam Cộng Hòa và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam.
*Tìm phương thức thống nhất Việt Nam, tôn trọng các quyền tự do dân chủ.
**
Giữa năm 1974, tình hình Miền Nam Việt Nam trở nên nguy hại, khi bên Mỹ xảy ra vụ Watergate, khiến người cam kết yểm trợ cho Việt Nam Cộng Hòa là Tổng thống Nixon phải từ chức. Các chính trị gia đối lập với ông Nixon đòi thi hành Hiệp định Paris, cắt đứt ngay các viện trợ cho Miền Nam Việt Nam - Trong khi Cộng sản Bắc Việt được Liên Sô và Trung Cộng gia tăng hỗ trợ thêm súng đạn và quân lương, đế đánh chiếm gấp Miền Nam Việt Nam, phá vỡ tiền đồng Chống Cộng của Thế giới Tự Do; không tôn trọng những gì đã ký kết ở Paris.
-Cuối năm 1974, Cộng sản Bắc Việt đánh chiếm tỉnh Phước Long.
-Ngày 23-3-1975, Cộng sản Bắc Việt đánh chiếm tỉnh Ban Mê Thuột.
Do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bất nhất trong việc bảo vệ Huế, quân đội Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, để Cộng sản Bắc Việt nhanh chóng tiến chiếm ào ạt từ Miền Trung vào Miền Nam.
-Ngày 9-4-1975, một phi công Cộng sản nằm vùng trong không quân Việt Nam Cộng Hòa, dùng phi cơ của Việt Nam Cộng Hòa bỏ lại khi tháo chạy khỏi Đà Nẵng, bắn phá dinh Độc Lập, tạo hoang mang lớn.
Trong tình hình hoảng loạn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cải tổ nội các, đưa một nhân vật dân sự là ông Nguyễn Bá Cẩn lên làm thủ tướng - lẽ ra nên đưa một tướng lãnh mới hợp thời?
Cùng với cuộc tấn công quân sự, Cộng sản Bắc Việt còn tấn công vào hàng ngũ lãnh đạo Miền Nam Việt Nam, khi đòi hỏi phải thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, để vô hiệu hóa bộ máy cai trị đương quyền, theo chủ ý đánh rắn vào đầu, gây ra hỗn loạn hơn nữa.
-Ngày 21-4-1975 Nguyễn Văn Thiệu bị áp lực cả trong và ngoài nước, phải từ chức tổng thống, đưa cụ Trần Văn Hương lên thay.
-Chiều 28-4-1975, trước áp lực đòi hỏi của Cộng sản Bắc Việt, có sự thỏa thuận của Pháp và Mỹ, Cụ Trần Văn Hương trao quyền cho Cựu tướng Dương Văn Minh.
-Lúc 10 giờ sáng ngày 30-4-1975 khi thấy bộ đội Cộng sản Bắc Việt đã tràn vào quanh Sài Gòn, lại bị các tướng tá nằm vùng vây quanh thúc đẩy, tướng Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh, đầu hàng Cộng sản Bắc Việt - chấm đứt Đệ Nhị Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam do quân đội liên tiếp nắm quyền, với lý do không thể cứu vãn tình hình, nên muốn tránh một cuộc đổ máu vô ích.
**Các đảng phái thời Đệ II Việt Nam Cộng Hòa:
Sau khi nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị thay thế năm 1963, các áp lực cấm đoán về đảng phái của chế độ ông Diệm bị vô hiệu hóa, các đảng phái cũ mới xuất hiện hoạt động rất nhiều.
Do ai nấy đều cảm thấy cần tham gia xây dựng vận hội mới, nên gây ra những bất đồng làm chia rẽ lòng người, ngay cả trong các đảng lớn... khiến tới năm 1969 Miền Nam phải ban hành Quy chế Chính đảng để giới hạn bớt các đảng. Tuy vậy cũng còn khoảng 200 đảng phái, tổ chức...
Một số đáng kể như sau:
*Việt Nam Quốc Dân Đảng:
Thời Đệ II VNCH, Việt Nam Quốc Dân Đảng bị phân hóa nhiều nhất, chia thành 10 hệ phái khác nhau, do các nhân vật cầm đầu không thể thỏa hiệp với nhau như: VNQDĐ Trung ương Cải tiến của Vũ Hồng Khanh -, VNQDĐ Chủ lực của Nguyễn Tường Bá - VNQDĐ Miền Nam của Nguyễn Hòa Hiệp và Trần Văn Tuyên
- VNQDĐ Biệt bộ của Duy Lam - VNQDĐ Thống nhất - VNQDĐ Trung ương - VNQDĐ Tân chính - VNQDĐ Miền Trung - VNQDĐ Bắc Việt Di cư.
Các đảng viên của các hệ phái trên còn đứng ra thành lập thêm tổ chức ngoại vi để kết hợp hoạt động.
*Đại Việt Quốc Dân Đảng:
Bị phân hóa thành 5 hệ phái khác nhau: ĐV Nguyên thủy của Trần Văn Xuân - ĐV Chính thống của Phan Huy Quát và Đặng Văn Sung - ĐV Phục hưng của Nguyễn Đình Luyện - ĐV Quốc dân Cách mạng của Hà Thúc Ký, Trần Việt Sơn, Hoàng Xuân Tửu - Tân ĐV của Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy. Ông Huy còn lập Phong trào Cấp Tiến hỗ trợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
*Đại Việt Duy Dân:
Thời Đệ I VNCH đảng này đã phân hóa thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất của Lê Quang Luật, Nguyễn Đức Chiêu - Nhóm thứ hai của Nguyễn Xuân Chữ - Nhóm thứ ba của Thái Lăng Nghiêm.
*Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội:
Thời Đệ II Việt Nam Cộng Hòa chia thành 2 hệ phái: Hệ phái thứ nhất của Nguyễn Đăng Thục - Hệ phái thứ hai của Nguyễn Đăng Đệ.
*Các đảng gốc Phật Giáo:
Sau khi lật đổ được chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, nhiều tu sĩ và nhân vật chính giới đã dựa vào thế lực Phật Giáo đang vươn lên mạnh, để hoạt động:
-Khối Phật Giáo Xã Hội do Thượng tọa Thích Trí Quang, và một số đang sinh sống ở Pháp là Thích Nhất Hạnh , Võ Văn Ái.
-Đoàn Thanh Niên Xã Hội do Nguyễn Hữu Hiệu, Phạm Đình Tuân.
-Phong trào Bảo Vệ Hòa Bình & Hạnh Phúc Dân Tộc do Thượng tọa Thích Quảng Liên.
-Lực lượng Rồng Vàng do Thượng tọa Thích Đôn Hậu, Trần Văn Kiên, Nguyễn Đắc Xuân (nhóm này sau lộ diện là Cộng sản nằm vùng).
-Đảng Hưng Việt của Phật tử Trung Việt.
-Đảng Phật Giáo Xã Hội của Phật tử Bắc Việt di cư.
Trên thực tế, Phật Giáo thấy cần hợp nhất để có thể không bị Thiên Chúa Giáo uy hiếp như từ thời Pháp thuộc đến nay, nên đã kết hợp hình thành một tổ chức lớn mạnh:
Từ ngày 4-1-1964 các giáo hội Phật Giáo khác nhau đã họp lại để thống nhất, bao gồm các giáo hội PG Tăng Già Nguyên Thủy, PG Tăng Già Trung Phần, PG Tăng Già Nam Việt, PG Tăng Già Bắc Việt, PG Thiên Tinh Đạo Tràng, PG Tăng Sĩ Therevada, PG Nguyên Thủy, PG Việt Nam Trung Phần, PG Việt Nam Bắc Phần và Hội Phật Học Nam Việt.
Tất cả các hội Phật Giáo kể trên kết hợp thành Giáo hội Việt Nam Thống Nhất, gồm 2 viện: Viện Tăng Thống do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Viện trưởng, Viện Hóa Đạo do Hòa thượng Thích Tâm Châu làm Viện trưởng.
Trụ sở đặt tại Việt Nam Quốc Tự ở Sài Gòn, để cai quản 7 miền là: Miền Vạn Hạnh ở Bắc Trung nguyên Trung phần, Miền Liễu Quán ở Nam Trung nguyên Trung phần, Miền Khuông Việt ở Cao nguyên Trung phần, Miền Khánh Hòa ở Đông Nam phần, Miền Huệ Quang ở Tây Nam phần, Miền Quảng Đức ở Sài Gòn và Gia Định, Miền Vĩnh Nghiêm gồm Phật tử Bắc Việt di cư.
Trên thực tế ngay khi thành lập, Giáo hội Việt Nam Thống Nhất cũng đã chia ngay làm 2 phe: Hòa thượng Thích Tâm Châu đứng đầu phe Giáo hội Việt Nam Quốc Tự, Hòa thượng Thích Trí Quang đứng đầu phe Giáo hội Ấn Quang.
Trong khi đó phái Cổ Sơn Môn (các tăng sĩ có gia đình) lập riêng Tổng giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
*Các đảng phái gốc Phật Giáo Hòa Hảo:
-Đảng Việt Nam Dân chủ Xã hội (gọi tắt là Dân Xã đảng) do Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Bảo Toàn cùng Nguyễn Văn Sâm thành lập từ năm 1936. Khi Huỳnh Giáo chủ qua đời, chia thành 3 chi phái với 3 ông Trình Quốc Khánh, Trương Kim Cù, Phan Bá Cầm.
-Tập đoàn Cựu Chiến Sĩ Hòa Hảo Dân Xã do Lâm Thành Nguyên, Lưu Nhứt, Trần Ngọc Bảo.
-Hội Cựu Quân Nhân PGHH do Trần Duy Đôn.
*Các đảng phái gốc Thiên Chúa Giáo:
Theo luật của Giáo hội La Mã thì giáo hội không hoạt động chính trị, nhưng tại Việt Nam vào triều vua Gia Long, Linh mục Bá Đa Lộc đã giúp vua Gia Long cầu viện Pháp, đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin giúp đỡ.
Sau đó các giáo sĩ bị các vua đầu triều Nguyễn cấm đoán, giết hại... nên khi Pháp đặt nền đô hộ, các giáo sĩ đã tìm cách phát triển thế lực tại các địa phương, tạo ra những ảnh hưởng lớn dần, cực thịnh thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, qua đảng Cần Lao.
Khi Đệ I Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Thiên Chúa Giáo đã tìm cách khôi phục được thế lực chính trị lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là tín đồ Thiên Chúa Giáo cầm quyền, qua các tổ chức:
-Lực lượng Công dân Công Giáo Đại Đoàn Kết do Linh mục Hoàng Quỳnh đứng đầu, chủ trương chống Cộng, chống Hòa đàm Paris, chống liên hiệp với Cộng sản, chống cả việc Hoa Kỳ đơn phương ngưng oanh tạc Bắc Việt.
-Trung ương Công Giáo Tranh Đấu do Linh mục Hoàng Quỳnh làm chủ tịch, với sự tham gia của các linh mục Mai Ngọc Khuê, Hoàng Trung và Trần Thiện cùng Nguyễn Ngọc Nhạ. Nguyễn Ngọc Nhạ là thầy tu xuất, do Cộng sản cài vào tổ chức của Thiên Chúa Giáo, cố vấn cho Linh mục Hoàng Quỳnh để được giới thiệu làm việc với Tổng thống Ngô Đình Diệm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cung cấp nhiều tin tình báo quan trọng cho Cộng sản Bắc Việt. Sau 1975 Nhạ được gắn quân hàm cấp tướng.
-Mặt trận Dân Tộc Tự Quyết do Linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo, chủ trương chống các thế lực ngoại quốc - nhất là Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
-Khối Công Giáo Việt Nam của các linh mục Hoàng Quỳnh, Nguyễn Quang Lãm, Trần Đức Huynh.
-Mặt trận Công Dân Công Giáo của Linh mục Trần Du.
-Hội Thanh Niên Dân Tiến Việt Nam của Linh mục Trần Du.
-Lực lượng Quốc Dân Liên Hiệp của Huỳnh Kim Nên.
-Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của Hoàng Xuân Việt.
-Lực lượng Bảo Vệ Quốc Gia do Nguyễn Bảo Kiếm, Nguyễn Tường Huân.
*Các đảng phái gốc Cao Đài Giáo:
-Việt Nam Phục Quốc Hội do Nguyễn Thành Phương, Huỳnh Thanh Hiệp, Nguyễn Duy Tài.
-Mặt trận Quốc Gia Kháng Chiến do Trương Lương Thiện, Nguyễn Tấn Mạnh (em tướng Trình Minh Thế) thành lập từ thời kháng chiến chống Pháp, sau hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi tướng Trình Minh Thế mất, mặt trận chống lại Ngô Đình Diệm. Thời Đệ II VNCH tham gia Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất của Nguyễn Thế Truyền..
-Hội Cựu Chiến Sĩ Cao Đài và Liên Minh do Nguyễn Thành Phương, Trương Lương Thiện, chủ trương bảo vệ quốc gia, chống cộng sản, thiết lập chế độ Trung Lập.
-Mặt trận Thống Nhất Dân Tộc Việt Nam do các cựu sĩ quan Cao Đài thành lập, chủ trương trung lập hóa Miền Nam, theo chính sách chung sống hòa bình của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc.
*Các tổ chức liên minh tôn giáo:
Do nhu cầu đoàn kết để gia tăng sức mạnh đấu tranh chung, một số lãnh đạo các tôn giáo đã kết hợp với nhau hoạt động.
-Mặt trận Công Dân Các Tôn Giáo thành lập năm 1965 để chống Chính phủ Phan Huy Quát, gồm đại diện Thiên Chúa Giáo là Linh mục Hoàng Quỳnh; Cao Đài là Lê Văn Trung, Lê Văn Tất; PG Hòa Hảo là Trình Quốc Khánh, Lâm Thành Nguyên; Tổng giáo hội Phật Giáo Việt Nam là Thượng tọa Thích Chơn Bổn; Phật Giáo Ấn Quang là Thượng tọa Pháp Tri; Tin Lành là Lương Văn Thức, Đào Thanh Long.
-Mặt trận Liên Tôn do Hòa thượng Thích Trí Dũng và Linh mục Hoàng Quỳnh làm đồng chủ tịch, có chủ trương chống Cộng, bảo vệ Tự do Tín ngưỡng.
-Phong trào Tái Võ Trang Tinh Thần do Linh mục Thanh Lãng, Thương tọa Thích Trí Quang, Đại đức Thích Giác Lượng, các ông Trần Văn Quế, Hoàng Văn Đức chủ trương.
-Hội Cựu Chiến Sĩ Chống Cộng có đại diện của Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.
Trong các năm đầu của Đệ II VNCH, trước sự phân hóa nội bộ của các đảng phái, một số tổ chức chính trị đã tìm cách liên minh nhiều đảng phái thành một tập hợp lớn, hầu có thể hoạt động hữu hiệu hơn:
-Lực lượng Quốc Gia Thống Nhất: liên kết Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất của Nguyễn Thế Truyền - đảng Dân Chủ Xã Hội Hòa Hảo của Trương Kim Cù - Lực lượng Quốc Dân Liên Hiệp của Huỳnh Kim Nên - Đảng Tân Đại Việt của Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy - Mặt trận Quốc Gia Kháng Chiến (Cao Đài Liên Minh) do Trương Lương Thiện đại diện - Đoàn Thanh Niên Phật Tử do Trần Cao Tần đại diện. Lực lượng này thành lập năm 1964 để chống Hiến chương Vũng Tàu ngày 16-8-1964 của Nguyễn Khánh, chống cả Phong trào Bảo Vệ Hòa Bình của Thượng tọa Thích Quảng Liên vì cho rằng phong trào này thân Cộng.
-Mặt trận Thống Nhất Dân Tộc liên kết các đoàn thể: Đảng Đại Việt Duy Dân hệ phái Nguyễn Xuân Chữ - Mặt trận Nhân Dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết - Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Vũ Hồng Khanh, Xuân Tùng - Đảng Đại Việt Dân Chính do Vũ Ngọc Các, Trần Thanh Hiệp. Sau vụ Việt Cộng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, Lâm Văn Tết ra bưng hợp tác với Việt Cộng.
-Mặt trận Thống Nhất Quốc Gia Tranh Thủ Tự Do: kết hợp giữa các nhân vật quen thuộc như Linh mục Hoàng Quỳnh, Hòa thượng Thích Minh Trực, Ni cô Hồng Tâm Thích Lâm Nương, Tu sĩ Thanh Quang, Tạ Chương Phùng, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Xuân Chữ, Ngô Ứng Tài, Hoàng Cơ Bình, Phan Khoang, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Trần Đình Nam, Lê Văn Nghiêm, Nguyễn Cao Hách, Ngô Gia Hy, Trần Cửu Chấn, Nguyễn Tường Bá, Lê Quang Luật, Vũ Quốc Thúc...
-Mặt trận Quốc Dân Đoàn Kết: gồm phần lớn các nhân vật của Mặt trận Quốc Gia Tranh Thủ Tự Do, có thêm sự tham gia của Phan Quang Đán, Trần Văn Quế, Hồ Văn Nhật, Phan Huy Quát, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Lý...
-Mặt trận Tranh Đấu Thực Hiện Dân Chủ: do Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hòa Hiệp, Trương Đình Dzu, Phạm Thái giữ các chức lãnh đạo, được sự tham gia của hầu hết 2 mặt trận nêu trên.
-Liên minh Dân Chủ: liên kết 4 đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Vũ Hồng Khanh, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng chi phái Phan Bá Cầm, đảng Đại Việt Duy Dân hệ phái Lê Vinh, Khối Dân Chủ của Hoàng Cơ Thụy. Liên minh này ủng hộ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu.
-Hội đồng Dân Tộc Cách Mạng: liên kết Đảng Đại Việt Duy Dân của Nguyễn Xuân Chữ, Mặt trận Nhân Dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết, Việt Nam Dân Xã Đảng chi phái Phan Bá Cầm, Việt Nam Quốc Dân Đảng chi phái Vũ Hồng Khanh và chi phái Ba Liệu.
-Lực lượng Dân Tộc Việt: liên kết Việt Nam Dân Xã Đảng chi phái Phan Bá Cầm, Đại Việt Quốc Dân Đảng chi phái Nguyễn Quốc Xủng.
-Liên minh Dân Tộc Cách Mạng Xã Hội: do Nghị sĩ Trần Văn Đôn lập để ủng hộ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, liên kết các tổ chức chính như Lực lượng Tự Do Dân Chủ của Ngô Ứng Tài và Nguyễn Văn Hướng, Mặt trận Nhân Dân Cứu Nguy Dân Tộc của Trần Văn Đôn và Nguyễn Xuân Oánh, Liên minh Dân Tộc Cách Mạng, cùng một số tổ chức thân chính khác.
*Các đảng phái liên hệ với chế độ Ngô Đình Diệm:
Thời Đệ I VNCH đảng Cần Lao Nhân Vị của chính quyền có thế lực rất lớn, sau cuộc đảo chính năm 1963, đảng này lùi vào bóng tối một thời gian, sau đó tái xuất hiện và hoạt động mạnh trở lại, qua các tổ chức mới như:
-Việt Nam Nhân Xã Cách Mạng Đảng do Trương Công Cừu.
-Đảng Cộng Hòa Đại Chúng do Cao Xuân Vỹ.
-Lực lượng Nhân Dân Kiến Quốc xuất hiện năm 1970 do Ngô Khắc Tỉnh, Nguyễn Trọng Quát, Trương Vĩnh Lễ, được mệnh danh là đảng Cần Lao Mới.
...
*Các Phong trào Xã Hội:
Các phong trào lập đảng xã hội là một hình thức ẩn mình của một số tổ chức chính trị tại Việt Nam, có từ thời Mặt trận Bình Dân lên cầm quyền hồi thập niên 1930 bên Pháp, cho phép một số tổ chức đảng mang tính xã hội tại Việt Nam được hoạt động:
-Đảng Xã Hội Việt Nam: Thành lập năm 1937 ở Nam Kỳ, dưới hình thức một phân bộ của đảng Xã Hội Pháp.
-Đảng Công Nông do Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Trần Quốc Bửu thành lập, Chủ tịch Quốc hội thời Đệ I VNCH Nguyễn Bá Cẩn hợp tác trong vai trò tổ chức, mang chủ trương xây dựng xã hội từ hai giai cấp Công, Nông.
-Lực lượng Nhân Chủ Xã Hội Việt Nam của Nguyễn Văn Lục, Ba Liệu - hai đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc Dân Đảng điều khiển, với chủ trương công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc.
*Các đoàn thể chính trị thanh niên:
Giới sinh viên, học sinh đã góp nhiều công sức vào cuộc tranh đấu lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, nên sau Chính biến 1-11-1963, giới trẻ đứng ra làm chính trị đông đảo:
-Lực lượng Thanh Niên Dân Tộc của Thích Nhật Quang.
-Hội Thanh Niên Dân Tiến Việt Nam của Linh mục Trần Du.
-Lực lượng Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Cách Mạng của Hà Thế Ruyệt.
-Lực lượng Thanh Niên Cách Mạng của Nguyễn Thành Vinh, Trần Cao Tần.
-Lực lượng Thanh Niên Tiền Đạo của võ sư Phạm Lợi.
-Phong trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Cách Mạng của Nguyễn Trọng Nho.
...
*Các đảng phái thiên Cộng:
Một số đảng phái bị Bộ Nội Vụ VNCH ghi vào sổ đen, vì bị cho là thiên Cộng sản, nhưng vẫn được hoạt động:
-Lực lượng Rồng Vàng của Thượng tọa Thích Đôn Hậu. Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Đôn Hậu vào bưng theo Cộng sản.
-Mặt trận Nhân Dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết. Sau biến cố Mậu Thân 1968, Tết vào bưng theo Cộng sản.
-Phong trào Hòa Bình Thế Giới Xây Dựng Chính Phủ Liên Bang Thế Giới do Bác sĩ Nguyễn Hữu và Lâm Văn Tết điều khiển, được nhiều trí thức tham gia, sau đó có một số nhỏ theo Lâm Văn Tết vào bưng lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Cộng sản Bắc Việt điều khiển, như các luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo...
-Phong trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình Hạnh Phúc Dân Tộc của Thượng tọa Thích Quảng Liên và Luật sư Trịnh Đình Thảo.
-Hội đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Vĩnh Kha, Mai Văn Lễ, Nguyễn Hữu Trí. Một số các nhân vật của hội đồng này đã theo Cộng sản hồi Tết Mậu Thân.
-Liên minh Dân Tộc Dân Chủ Hoà Bình của Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Thích Đôn Hậu, Tôn Thất Dương Kỵ, Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị, Nguyễn Văn Kiết, Trần Triệu Luật... Phần lớn các hội viên của liên minh này đã theo Cộng sản hồi Tết Mậu Thân, trở thành nòng cốt của MTGPMN.
-Lực lượng Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc của Lê Văn Giáp, Trần Thúc Linh, Bùi Chánh Thời, Vũ Hạnh... Vũ Hạnh từng bị bắt vì lộ diện Cộng sản, được Hội Văn Bút Việt Nam can thiệp trả tự do, sau 1975 Vũ Hạnh là cán bộ văn hóa cao cấp của Cộng sản, tỏ ra bất nhân hại cả những người từng cứu giúp Hạnh thoát vòng lao lý. Cuối cùng Hạnh cũng bị chế độ đào thải, kiểu vắt chanh bỏ vỏ.
-Phong trào Dân Tộc Tự Quyết của Nguyễn Long.
*Các đoàn thể Chống Cộng:
Đa số các tổ chức đoàn thể dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đều thể hiện quyết tâm chống Cộng, nhưng các tổ chức sau đây nêu cao việc chống Cộng ngay danh hiệu:
-Mặt trận Toàn Dân Chống Cộng của Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Linh mục Hoàng Quỳnh.
-Liên minh Á Châu Chống Cộng là chi hội của Liên minh Á Châu Chống Cộng và Liên minh Thế Giới Chống Cộng của các Bác sĩ Phan Huy Quát, Phạm Hữu Chương, Nguyễn Tiến Hỷ.
-Liên minh Việt Hoa Kháng Cộng của Nguyễn Hiệp, Nguyễn Gia Tường, Phan Quang Đán.
-Hội Phụ Lão Việt Nam Chống Cộng của Nguyễn Ngọc Chương, Nguyễn Như Kim.
-Khối Cựu Chiến Sĩ Chống Cộng của Nguyễn Thành Phương, Trương Lương Thiện (Cao Đài), Trương Kim Cù, Nguyễn Văn Hiếu (Hòa Hảo).
-Khối Liên hiệp Quốc Gia Chống Cộng của Hoàng Nam Hùng, Linh mục Hoàng Quỳnh.
-Hội Nạn Nhân Cộng Sản của Ngô Trọng Hiếu.
*Các tổ chức Phục Hưng Miền Nam:
Do thấy các đảng phái tổ chức chính trị thường do các nhân vật Miền Bắc và Miền Trung đứng ra lãnh đạo, nên một số nhân sĩ và tướng lãnh Miền Nam thành lập các đoàn thể nhằm giành lại quyền làm chủ Miền Nam cho người Miền Nam:
-Phong trào Phục Hưng Miền Nam của Hồ Quang An, Nguyễn Trung Ngôn.
-Khối Miền Nam Tự Do của Trần Văn Văn, Huỳnh Kim Hữu.
-Hội Liên Trường do Nguyễn Kiên Giang, Lâm Văn Phát.
Sau khi nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị thay thế năm 1963, các áp lực cấm đoán về đảng phái của chế độ ông Diệm bị vô hiệu hóa, các đảng phái cũ mới xuất hiện hoạt động rất nhiều.
Do ai nấy đều cảm thấy cần tham gia xây dựng vận hội mới, nên gây ra những bất đồng làm chia rẽ lòng người, ngay cả trong các đảng lớn... khiến tới năm 1969 Miền Nam phải ban hành Quy chế Chính đảng để giới hạn bớt các đảng. Tuy vậy cũng còn khoảng 200 đảng phái, tổ chức...
Một số đáng kể như sau:
*Việt Nam Quốc Dân Đảng:
Thời Đệ II VNCH, Việt Nam Quốc Dân Đảng bị phân hóa nhiều nhất, chia thành 10 hệ phái khác nhau, do các nhân vật cầm đầu không thể thỏa hiệp với nhau như: VNQDĐ Trung ương Cải tiến của Vũ Hồng Khanh -, VNQDĐ Chủ lực của Nguyễn Tường Bá - VNQDĐ Miền Nam của Nguyễn Hòa Hiệp và Trần Văn Tuyên - VNQDĐ Biệt bộ của Duy Lam - VNQDĐ Thống nhất - VNQDĐ Trung ương - VNQDĐ Tân chính - VNQDĐ Miền Trung - VNQDĐ Bắc Việt Di cư.
Các đảng viên của các hệ phái trên còn đứng ra thành lập thêm tổ chức ngoại vi để kết hợp hoạt động.
*Đại Việt Quốc Dân Đảng:
Bị phân hóa thành 5 hệ phái khác nhau: ĐV Nguyên thủy của Trần Văn Xuân - ĐV Chính thống của Phan Huy Quát và Đặng Văn Sung - ĐV Phục hưng của Nguyễn Đình Luyện - ĐV Quốc dân Cách mạng của Hà Thúc Ký, Trần Việt Sơn, Hoàng Xuân Tửu - Tân ĐV của Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy. Ông Huy còn lập Phong trào Cấp Tiến hỗ trợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
*Đại Việt Duy Dân:
Thời Đệ I VNCH đảng này đã phân hóa thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất của Lê Quang Luật, Nguyễn Đức Chiêu - Nhóm thứ hai của Nguyễn Xuân Chữ - Nhóm thứ ba của Thái Lăng Nghiêm.
*Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội:
Thời Đệ II Việt Nam Cộng Hòa chia thành 2 hệ phái: Hệ phái thứ nhất của Nguyễn Đăng Thục - Hệ phái thứ hai của Nguyễn Đăng Đệ.
*Các đảng gốc Phật Giáo:
Sau khi lật đổ được chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, nhiều tu sĩ và nhân vật chính giới đã dựa vào thế lực Phật Giáo đang vươn lên mạnh, để hoạt động:
-Khối Phật Giáo Xã Hội do Thượng tọa Thích Trí Quang, và một số đang sinh sống ở Pháp là Thích Nhất Hạnh , Võ Văn Ái.
-Đoàn Thanh Niên Xã Hội do Nguyễn Hữu Hiệu, Phạm Đình Tuân.
-Phong trào Bảo Vệ Hòa Bình & Hạnh Phúc Dân Tộc do Thượng tọa Thích Quảng Liên.
-Lực lượng Rồng Vàng do Thượng tọa Thích Đôn Hậu, Trần Văn Kiên, Nguyễn Đắc Xuân (nhóm này sau lộ diện là Cộng sản nằm vùng).
-Đảng Hưng Việt của Phật tử Trung Việt.
-Đảng Phật Giáo Xã Hội của Phật tử Bắc Việt di cư.
Trên thực tế, Phật Giáo thấy cần hợp nhất để có thể không bị Thiên Chúa Giáo uy hiếp như từ thời Pháp thuộc đến nay, nên đã kết hợp hình thành một tổ chức lớn mạnh:
Từ ngày 4-1-1964 các giáo hội Phật Giáo khác nhau đã họp lại để thống nhất, bao gồm các giáo hội PG Tăng Già Nguyên Thủy, PG Tăng Già Trung Phần, PG Tăng Già Nam Việt, PG Tăng Già Bắc Việt, PG Thiên Tinh Đạo Tràng, PG Tăng Sĩ Therevada, PG Nguyên Thủy, PG Việt Nam Trung Phần, PG Việt Nam Bắc Phần và Hội Phật Học Nam Việt.
Tất cả các hội Phật Giáo kể trên kết hợp thành Giáo hội Việt Nam Thống Nhất, gồm 2 viện: Viện Tăng Thống do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Viện trưởng, Viện Hóa Đạo do Hòa thượng Thích Tâm Châu làm Viện trưởng.
Trụ sở đặt tại Việt Nam Quốc Tự ở Sài Gòn, để cai quản 7 miền là: Miền Vạn Hạnh ở Bắc Trung nguyên Trung phần, Miền Liễu Quán ở Nam Trung nguyên Trung phần, Miền Khuông Việt ở Cao nguyên Trung phần, Miền Khánh Hòa ở Đông Nam phần, Miền Huệ Quang ở Tây Nam phần, Miền Quảng Đức ở Sài Gòn và Gia Định, Miền Vĩnh Nghiêm gồm Phật tử Bắc Việt di cư.
Trên thực tế ngay khi thành lập, Giáo hội Việt Nam Thống Nhất cũng đã chia ngay làm 2 phe: Hòa thượng Thích Tâm Châu đứng đầu phe Giáo hội Việt Nam Quốc Tự, Hòa thượng Thích Trí Quang đứng đầu phe Giáo hội Ấn Quang.
Trong khi đó phái Cổ Sơn Môn (các tăng sĩ có gia đình) lập riêng Tổng giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
*Các đảng phái gốc Phật Giáo Hòa Hảo:
-Đảng Việt Nam Dân chủ Xã hội (gọi tắt là Dân Xã đảng) do Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Bảo Toàn cùng Nguyễn Văn Sâm thành lập từ năm 1936. Khi Huỳnh Giáo chủ qua đời, chia thành 3 chi phái với 3 ông Trình Quốc Khánh, Trương Kim Cù, Phan Bá Cầm.
-Tập đoàn Cựu Chiến Sĩ Hòa Hảo Dân Xã do Lâm Thành Nguyên, Lưu Nhứt, Trần Ngọc Bảo.
-Hội Cựu Quân Nhân PGHH do Trần Duy Đôn.
*Các đảng phái gốc Thiên Chúa Giáo:
Theo luật của Giáo hội La Mã thì giáo hội không hoạt động chính trị, nhưng tại Việt Nam vào triều vua Gia Long, Linh mục Bá Đa Lộc đã giúp vua Gia Long cầu viện Pháp, đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin giúp đỡ.
Sau đó các giáo sĩ bị các vua đầu triều Nguyễn cấm đoán, giết hại... nên khi Pháp đặt nền đô hộ, các giáo sĩ đã tìm cách phát triển thế lực tại các địa phương, tạo ra những ảnh hưởng lớn dần, cực thịnh thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, qua đảng Cần Lao.
Khi Đệ I Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Thiên Chúa Giáo đã tìm cách khôi phục được thế lực chính trị lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là tín đồ Thiên Chúa Giáo cầm quyền, qua các tổ chức:
-Lực lượng Công dân Công Giáo Đại Đoàn Kết do Linh mục Hoàng Quỳnh đứng đầu, chủ trương chống Cộng, chống Hòa đàm Paris, chống liên hiệp với Cộng sản, chống cả việc Hoa Kỳ đơn phương ngưng oanh tạc Bắc Việt.
-Trung ương Công Giáo Tranh Đấu do Linh mục Hoàng Quỳnh làm chủ tịch, với sự tham gia của các linh mục Mai Ngọc Khuê, Hoàng Trung và Trần Thiện cùng Nguyễn Ngọc Nhạ. Nguyễn Ngọc Nhạ là thầy tu xuất, do Cộng sản cài vào tổ chức của Thiên Chúa Giáo, cố vấn cho Linh mục Hoàng Quỳnh để được giới thiệu làm việc với Tổng thống Ngô Đình Diệm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cung cấp nhiều tin tình báo quan trọng cho Cộng sản Bắc Việt. Sau 1975 Nhạ được gắn quân hàm cấp tướng.
-Mặt trận Dân Tộc Tự Quyết do Linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo, chủ trương chống các thế lực ngoại quốc - nhất là Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
-Khối Công Giáo Việt Nam của các linh mục Hoàng Quỳnh, Nguyễn Quang Lãm, Trần Đức Huynh.
-Mặt trận Công Dân Công Giáo của Linh mục Trần Du.
-Hội Thanh Niên Dân Tiến Việt Nam của Linh mục Trần Du.
-Lực lượng Quốc Dân Liên Hiệp của Huỳnh Kim Nên.
-Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của Hoàng Xuân Việt.
-Lực lượng Bảo Vệ Quốc Gia do Nguyễn Bảo Kiếm, Nguyễn Tường Huân.
*Các đảng phái gốc Cao Đài Giáo:
-Việt Nam Phục Quốc Hội do Nguyễn Thành Phương, Huỳnh Thanh Hiệp, Nguyễn Duy Tài.
-Mặt trận Quốc Gia Kháng Chiến do Trương Lương Thiện, Nguyễn Tấn Mạnh (em tướng Trình Minh Thế) thành lập từ thời kháng chiến chống Pháp, sau hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi tướng Trình Minh Thế mất, mặt trận chống lại Ngô Đình Diệm. Thời Đệ II VNCH tham gia Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất của Nguyễn Thế Truyền..
-Hội Cựu Chiến Sĩ Cao Đài và Liên Minh do Nguyễn Thành Phương, Trương Lương Thiện, chủ trương bảo vệ quốc gia, chống cộng sản, thiết lập chế độ Trung Lập.
-Mặt trận Thống Nhất Dân Tộc Việt Nam do các cựu sĩ quan Cao Đài thành lập, chủ trương trung lập hóa Miền Nam, theo chính sách chung sống hòa bình của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc.
*Các tổ chức liên minh tôn giáo:
Do nhu cầu đoàn kết để gia tăng sức mạnh đấu tranh chung, một số lãnh đạo các tôn giáo đã kết hợp với nhau hoạt động.
-Mặt trận Công Dân Các Tôn Giáo thành lập năm 1965 để chống Chính phủ Phan Huy Quát, gồm đại diện Thiên Chúa Giáo là Linh mục Hoàng Quỳnh; Cao Đài là Lê Văn Trung, Lê Văn Tất; PG Hòa Hảo là Trình Quốc Khánh, Lâm Thành Nguyên; Tổng giáo hội Phật Giáo Việt Nam là Thượng tọa Thích Chơn Bổn; Phật Giáo Ấn Quang là Thượng tọa Pháp Tri; Tin Lành là Lương Văn Thức, Đào Thanh Long.
-Mặt trận Liên Tôn do Hòa thượng Thích Trí Dũng và Linh mục Hoàng Quỳnh làm đồng chủ tịch, có chủ trương chống Cộng, bảo vệ Tự do Tín ngưỡng.
-Phong trào Tái Võ Trang Tinh Thần do Linh mục Thanh Lãng, Thương tọa Thích Trí Quang, Đại đức Thích Giác Lượng, các ông Trần Văn Quế, Hoàng Văn Đức chủ trương.
-Hội Cựu Chiến Sĩ Chống Cộng có đại diện của Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.
*Liên minh các đảng phái lớn:
Trong các năm đầu của Đệ II VNCH, trước sự phân hóa nội bộ của các đảng phái, một số tổ chức chính trị đã tìm cách liên minh nhiều đảng phái thành một tập hợp lớn, hầu có thể hoạt động hữu hiệu hơn:
-Lực lượng Quốc Gia Thống Nhất: liên kết Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất của Nguyễn Thế Truyền - đảng Dân Chủ Xã Hội Hòa Hảo của Trương Kim Cù - Lực lượng Quốc Dân Liên Hiệp của Huỳnh Kim Nên - Đảng Tân Đại Việt của Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy - Mặt trận Quốc Gia Kháng Chiến (Cao Đài Liên Minh) do Trương Lương Thiện đại diện - Đoàn Thanh Niên Phật Tử do Trần Cao Tần đại diện. Lực lượng này thành lập năm 1964 để chống Hiến chương Vũng Tàu ngày 16-8-1964 của Nguyễn Khánh, chống cả Phong trào Bảo Vệ Hòa Bình của Thượng tọa Thích Quảng Liên vì cho rằng phong trào này thân Cộng.
-Mặt trận Thống Nhất Dân Tộc liên kết các đoàn thể: Đảng Đại Việt Duy Dân hệ phái Nguyễn Xuân Chữ - Mặt trận Nhân Dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết - Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Vũ Hồng Khanh, Xuân Tùng - Đảng Đại Việt Dân Chính do Vũ Ngọc Các, Trần Thanh Hiệp. Sau vụ Việt Cộng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, Lâm Văn Tết ra bưng hợp tác với Việt Cộng.
-Mặt trận Thống Nhất Quốc Gia Tranh Thủ Tự Do: kết hợp giữa các nhân vật quen thuộc như Linh mục Hoàng Quỳnh, Hòa thượng Thích Minh Trực, Ni cô Hồng Tâm Thích Lâm Nương, Tu sĩ Thanh Quang, Tạ Chương Phùng, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Xuân Chữ, Ngô Ứng Tài, Hoàng Cơ Bình, Phan Khoang, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Trần Đình Nam, Lê Văn Nghiêm, Nguyễn Cao Hách, Ngô Gia Hy, Trần Cửu Chấn, Nguyễn Tường Bá, Lê Quang Luật, Vũ Quốc Thúc...
-Mặt trận Quốc Dân Đoàn Kết: gồm phần lớn các nhân vật của Mặt trận Quốc Gia Tranh Thủ Tự Do, có thêm sự tham gia của Phan Quang Đán, Trần Văn Quế, Hồ Văn Nhật, Phan Huy Quát, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Lý...
-Mặt trận Tranh Đấu Thực Hiện Dân Chủ: do Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hòa Hiệp, Trương Đình Dzu, Phạm Thái giữ các chức lãnh đạo, được sự tham gia của hầu hết 2 mặt trận nêu trên.
-Liên minh Dân Chủ: liên kết 4 đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Vũ Hồng Khanh, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng chi phái Phan Bá Cầm, đảng Đại Việt Duy Dân hệ phái Lê Vinh, Khối Dân Chủ của Hoàng Cơ Thụy. Liên minh này ủng hộ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu.
-Hội đồng Dân Tộc Cách Mạng: liên kết Đảng Đại Việt Duy Dân của Nguyễn Xuân Chữ, Mặt trận Nhân Dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết, Việt Nam Dân Xã Đảng chi phái Phan Bá Cầm, Việt Nam Quốc Dân Đảng chi phái Vũ Hồng Khanh và chi phái Ba Liệu.
-Lực lượng Dân Tộc Việt: liên kết Việt Nam Dân Xã Đảng chi phái Phan Bá Cầm, Đại Việt Quốc Dân Đảng chi phái Nguyễn Quốc Xủng.
-Liên minh Dân Tộc Cách Mạng Xã Hội: do Nghị sĩ Trần Văn Đôn lập để ủng hộ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, liên kết các tổ chức chính như Lực lượng Tự Do Dân Chủ của Ngô Ứng Tài và Nguyễn Văn Hướng, Mặt trận Nhân Dân Cứu Nguy Dân Tộc của Trần Văn Đôn và Nguyễn Xuân Oánh, Liên minh Dân Tộc Cách Mạng, cùng một số tổ chức thân chính khác.
*Các đảng phái liên hệ với chế độ Ngô Đình Diệm:
Thời Đệ I VNCH đảng Cần Lao Nhân Vị của chính quyền có thế lực rất lớn, sau cuộc đảo chính năm 1963, đảng này lùi vào bóng tối một thời gian, sau đó tái xuất hiện và hoạt động mạnh trở lại, qua các tổ chức mới như:
-Việt Nam Nhân Xã Cách Mạng Đảng do Trương Công Cừu.
-Đảng Cộng Hòa Đại Chúng do Cao Xuân Vỹ.
-Lực lượng Nhân Dân Kiến Quốc xuất hiện năm 1970 do Ngô Khắc Tỉnh, Nguyễn Trọng Quát, Trương Vĩnh Lễ, được mệnh danh là đảng Cần Lao Mới.
...
*Các Phong trào Xã Hội:
Các phong trào lập đảng xã hội là một hình thức ẩn mình của một số tổ chức chính trị tại Việt Nam, có từ thời Mặt trận Bình Dân lên cầm quyền hồi thập niên 1930 bên Pháp, cho phép một số tổ chức đảng mang tính xã hội tại Việt Nam được hoạt động:
-Đảng Xã Hội Việt Nam: Thành lập năm 1937 ở Nam Kỳ, dưới hình thức một phân bộ của đảng Xã Hội Pháp.
-Đảng Công Nông do Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Trần Quốc Bửu thành lập, Chủ tịch Quốc hội thời Đệ I VNCH Nguyễn Bá Cẩn hợp tác trong vai trò tổ chức, mang chủ trương xây dựng xã hội từ hai giai cấp Công, Nông.
-Lực lượng Nhân Chủ Xã Hội Việt Nam của Nguyễn Văn Lục, Ba Liệu - hai đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc Dân Đảng điều khiển, với chủ trương công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc.
*Các đoàn thể chính trị thanh niên:
Giới sinh viên, học sinh đã góp nhiều công sức vào cuộc tranh đấu lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, nên sau Chính biến 1-11-1963, giới trẻ đứng ra làm chính trị đông đảo:
-Lực lượng Thanh Niên Dân Tộc của Thích Nhật Quang.
-Hội Thanh Niên Dân Tiến Việt Nam của Linh mục Trần Du.
-Lực lượng Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Cách Mạng của Hà Thế Ruyệt.
-Lực lượng Thanh Niên Cách Mạng của Nguyễn Thành Vinh, Trần Cao Tần.
-Lực lượng Thanh Niên Tiền Đạo của võ sư Phạm Lợi.
-Phong trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Cách Mạng của Nguyễn Trọng Nho.
...
*Các đảng phái thiên Cộng:
Một số đảng phái bị Bộ Nội Vụ VNCH ghi vào sổ đen, vì bị cho là thiên Cộng sản, nhưng vẫn được hoạt động:
-Lực lượng Rồng Vàng của Thượng tọa Thích Đôn Hậu. Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Đôn Hậu vào bưng theo Cộng sản.
-Mặt trận Nhân Dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết. Sau biến cố Mậu Thân 1968, Tết vào bưng theo Cộng sản.
-Phong trào Hòa Bình Thế Giới Xây Dựng Chính Phủ Liên Bang Thế Giới do Bác sĩ Nguyễn Hữu và Lâm Văn Tết điều khiển, được nhiều trí thức tham gia, sau đó có một số nhỏ theo Lâm Văn Tết vào bưng lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Cộng sản Bắc Việt điều khiển, như các luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo...
-Phong trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình Hạnh Phúc Dân Tộc của Thượng tọa Thích Quảng Liên và Luật sư Trịnh Đình Thảo.
-Hội đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Vĩnh Kha, Mai Văn Lễ, Nguyễn Hữu Trí. Một số các nhân vật của hội đồng này đã theo Cộng sản hồi Tết Mậu Thân.
-Liên minh Dân Tộc Dân Chủ Hoà Bình của Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Thích Đôn Hậu, Tôn Thất Dương Kỵ, Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị, Nguyễn Văn Kiết, Trần Triệu Luật... Phần lớn các hội viên của liên minh này đã theo Cộng sản hồi Tết Mậu Thân, trở thành nòng cốt của MTGPMN.
-Lực lượng Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc của Lê Văn Giáp, Trần Thúc Linh, Bùi Chánh Thời, Vũ Hạnh... Vũ Hạnh từng bị bắt vì lộ diện Cộng sản, được Hội Văn Bút Việt Nam can thiệp trả tự do, sau 1975 Vũ Hạnh là cán bộ văn hóa cao cấp của Cộng sản, tỏ ra bất nhân hại cả những người từng cứu giúp Hạnh thoát vòng lao lý. Cuối cùng Hạnh cũng bị chế độ đào thải, kiểu vắt chanh bỏ vỏ.
-Phong trào Dân Tộc Tự Quyết của Nguyễn Long.
*Các đoàn thể Chống Cộng:
Đa số các tổ chức đoàn thể dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đều thể hiện quyết tâm chống Cộng, nhưng các tổ chức sau đây nêu cao việc chống Cộng ngay danh hiệu:
-Mặt trận Toàn Dân Chống Cộng của Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Linh mục Hoàng Quỳnh.
-Liên minh Á Châu Chống Cộng là chi hội của Liên minh Á Châu Chống Cộng và Liên minh Thế Giới Chống Cộng của các Bác sĩ Phan Huy Quát, Phạm Hữu Chương, Nguyễn Tiến Hỷ.
-Liên minh Việt Hoa Kháng Cộng của Nguyễn Hiệp, Nguyễn Gia Tường, Phan Quang Đán.
-Hội Phụ Lão Việt Nam Chống Cộng của Nguyễn Ngọc Chương, Nguyễn Như Kim.
-Khối Cựu Chiến Sĩ Chống Cộng của Nguyễn Thành Phương, Trương Lương Thiện (Cao Đài), Trương Kim Cù, Nguyễn Văn Hiếu (Hòa Hảo).
-Khối Liên hiệp Quốc Gia Chống Cộng của Hoàng Nam Hùng, Linh mục Hoàng Quỳnh.
-Hội Nạn Nhân Cộng Sản của Ngô Trọng Hiếu.
*Các tổ chức Phục Hưng Miền Nam:
Do thấy các đảng phái tổ chức chính trị thường do các nhân vật Miền Bắc và Miền Trung đứng ra lãnh đạo, nên một số nhân sĩ và tướng lãnh Miền Nam thành lập các đoàn thể nhằm giành lại quyền làm chủ Miền Nam cho người Miền Nam:
-Phong trào Phục Hưng Miền Nam của Hồ Quang An, Nguyễn Trung Ngôn.
-Khối Miền Nam Tự Do của Trần Văn Văn, Huỳnh Kim Hữu.
-Hội Liên Trường do Nguyễn Kiên Giang, Lâm Văn Phát.
Ngoài ra còn khoảng hơn 50 đảng và tổ chức đoàn thể khác không nằm trong sự phân loại kể trên.
Hiến pháp năm 1967 thành lập Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền, đã thực thi chính sách độc tài qua việc ban hành Quy chế Chánh Đảng năm 1969, hạn chế việc công nhận các đảng phái, chỉ có 9 chính đảng được hợp thức hóa, 15 chính đảng được cấp phép hoạt động.
Đầu năm 1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thực hiện chính sách độc tài quân phiệt, ra lệnh Bộ Nội vụ ban hành dự luật chặt chẽ hơn nữa về đảng phái, dùng tiền bạc vận động các dân biểu ủng hộ, để ban hành thành Sắc Luật số 060 ngày 16-5-1973.
Nột dung Sắc Luật 060 đòi hỏi các đảng và tổ chức đoàn thể muốn được hợp thức hóa, phải nộp danh sách ban lãnh đạo và số đảng viên đủ túc số quy định. Nhiều đảng phản đối vì cần giữ bí mật tên tuổi các đảng viên.
Kết quả chỉ có đảng Dân Chủ của Nguyễn Văn Thiệu và 3 đảng thân chính quyền được hợp thức hóa mà thôi.
**Việt Nam 1945 - 1995:
*'Điểm tai hại nhất trong chương trình ''Mỹ hóa'' chiến tranh là quân đội VNCH bị đẩy xuống vai trò phụ thuộc, giúp cho Hà Nội có chính nghiã để động viên tinh thần nhân dân và quân đội trong cuộc ''chiến tranh giải phóng chống đế quốc Mỹ''. Thật ra, việc Hoa Kỳ đưa quân chiến đấu vào Việt Nam sẽ có lý do chính đáng nếu chỉ để đáp ứng một tình trạng khẩn cấp có hạn kỳ, hoặc chỉ để trợ giúp về kỹ thuật trong khi tăng cường lực lượng của quân đội VNCH với đầy đủ vũ khí để giữ vai trò chủ động ở chiến trường. Nên biết rằng Trung Quốc cũng đưa quân vào miền Bắc, tổng số quân có mặt trong vòng 3 năm từ 1965 đến 1968 lên đến trên 320.000 người. Riêng trong năm 1967 đã có 170.000 quân Trung Quốc ở miền Bắc. Nhưng hoạt động chủ yếu của những đoàn quân này là trợ lực về phòng không, vét và gỡ mìn, xây cất và sửa chữa cầu đường, công xưởng, và các đơn vị hậu cần, mục đích là giúp cho miền Bắc có thể gửi nhiều quân chiến đấu vào miền Nam. Tính đến ngày người lính Trung Quốc cuối cùng rút về nước vào tháng 8-1973, chỉ có 1.100 binh sĩ thiệt mạng và 4.200 bị thương (tư liệu Zhai 135). Vào những năm này, đảng Lao Động Việt Nam đã trở nên rất cảnh giác trong các quan hệ với Trung Quốc, vì thế đã tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, thậm chí còn hạn chế cả những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa quân đoàn yểm trợ với dân chúng địa phương. Vấn đề chủ quyền thường được sách vở báo chí nhắc nhở qua những bài viết về những cuộc chiến đấu chống quân xâm lăng phương Bắc trong lịch sử Việt Nam'.
'Như vậy rõ ràng là Hoa Kỳ không học được lỗi lầm của Pháp, đã làm cho phe quốc gia mất chính nghiã trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phạm nhiều lỗi lầm, nhưng đôi khi cũng có những nhận xét chí lý. Trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí New Republic, ông đã trả lời: ''Lý do chính mà Việt Cộng cố thủ mạnh mẽ được như vậy, là vì dân chúng vẫn tin rằng chẳng có gì khác giữa người Pháp mà họ gọi là thực dân và người Mỹ họ gọi là đế quốc''. Ngoài ra, chương trình ''Mỹ hóa'' chiến tranh còn phạm phải ít nhất 2 sai lầm quan trọng khác:
'-Vì quá tin tưởng ở sức mạnh của mình và coi thường khả năng của quân lực VNCH, Hoa Kỳ không trang bị cho họ vũ khí hiện đại. Chẳng hạn, quân Mỹ vào Việt Nam từ tháng 3-1965 nhưng mãi tới tháng 6-1968, sau trận tết Mậu Thân, Hoa Kỳ mới cung cấp súng M-16 cho binh sĩ VNCH, trong khi bộ đội cộng sản miền Bắc đã sử dụng loại súng tối tân AK-47 từ mấy năm trước. Hầu hết máy bay trực thăng rất cần thiết trong các cuộc hành quân đều do phi công Hoa Kỳ lái, và chỉ chịu mệnh lệnh của cấp chỉ huy người Mỹ'.
'-Quân đội Hoa Kỳ chỉ quen với loại chiến tranh qui ước, không thích hợp với những điều kiện chiến đấu chống du kích trong núi rừng nhiệt đới. Nhưng Hoa Kỳ vẫn tin rằng sẽ thắng bất cứ loại chiến tranh nào bằng cách sử dụng hỏa lực thật mạnh và thật nhiều. Lối đánh trận kiểu nhà giàu này quá phí phạm, coi thường sinh mạng của dân chúng, mà thường không đem lại kết quả mong đợi. Trái với mục tiêu ''tranh thủ nhân tâm'', lối đánh trận này chỉ làm cho dân chúng có cảm tình với chủ trương ''chống Mỹ cứu nước'' của cộng sản. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều trường hợp bất đồng ý kiến giữa các cố vấn Mỹ và các cấp chỉ huy người Việt'.
'Tóm lại, quyết định ''Mỹ hóa'' chiến tranh rõ ràng là một quyết định sai lầm về cả 2 mặt chính trị và quân sự''.
*'Vì có sức mạnh, Hoa Kỳ cứ quyết định theo ý muốn của mình và coi thường địch thủ, không chịu tìm hiểu kỹ những ưu khuyết điểm của kẻ địch (và đồng minh của mình nữa), nhất là những trở ngại địa phương về tâm lý, địa lý và chính trị. Nhược điểm này được cựu Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara xác nhận là kinh nghiệm bản thân của ông và giới lãnh đạo Hoa Kỳ khi quyết định tham chiến ở Việt Nam: ''Tôi chưa bao giờ đi thăm Đông Dương, mà tôi cũng không hiểu biết gì về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và các giá trị của những xứ này. Điều này cũng đúng ở mức độ khác nhau trong trường hợp của Tổng thống Kennedy, Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy, Cố vấn Quân sự Maxwell Taylor, và nhiều người khác nữa. Khi bàn đến vấn đề Việt Nam, chúng tôi đã thiết lập chính sách cho một miền đất lạ'.
*'Chương trình ''Việt Nam hóa'' chiến tranh đáng lẽ đã phải được Hoa Kỳ thực hiện đúng mức, không phải chỉ về mặt quân sự mà cả về dân sự, từ khi có kế hoạch rút quân năm 1968 và cần phải được tiếp tục thêm một thời gian sau khi đã rút hết quân về nước. Phí tổn cho chương trình quan trọng này sẽ chỉ bằng vài phần trăm số tiền 200 tỉ mà Hoa Kỳ đã chi tiêu trong thời gian lâm chiến. Mặc dù điều này không bảo đảm được rằng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có thể chiến thắng được cộng sản, nhưng chắc chắn có thể tránh khỏi tình trạng sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và thê thảm như trong những tháng năm đầu năm 1975, mà ngay cả giới lãnh đạo Bắc Việt cũng không ngờ'.
'Chỉ vì chán ghét một cuộc chiến tranh do chính mình chủ động, chán ghét những người lãnh đạo Việt Nam thiếu khả năng do chính mình chọn lựa, và đánh giá sai lầm tinh thần yêu nước của những người Việt Nam quốc gia, Hoa Kỳ đã từ bỏ trách nhiệm cam kết với nhân dân miền Nam Việt Nam cũng như với nhân dân Cam-pu-chia và Lào. Sau 30 năm liên lụy với 2 cuộc chiến tranh ở một miền đất xa xôi và bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội hòa bình, Hoa Kỳ không những đã bị mang tiếng bại trận, mà còn phải mất thêm 20 năm nữa để tìm cách giải quyết một cuộc khủng hoảng quốc tế về vấn đề tị nạn từ 3 nước Đông Dương'.
*'Sai lầm căn bản của tất cả các chính phủ quốc gia là không có một chính sách và một chiến lược hữu hiệu để tranh thủ nhân tâm chống lại chiến dịch tuyên truyền của chính phủ cộng sản miền Bắc'.
*'Nhược điểm cố hữu của phe quốc gia là không thể nào kết hợp được với nhau thành một khối, vì khác biệt ý kiến hoặc vì quyền lợi cá nhân hay bè phái. Tất cả các nhà lãnh đạo đảng phái hay đoàn thể tôn giáo, xã hội đều thấy mình quan trọng như nhau, không có một lãnh tụ nào vượt trội có đủ uy tín và quyền lực để mọi người tuân phục như Hồ Chí Minh đối với Mặt trận Việt Minh'.
'... Với quan niệm lãnh đạo phong kiến cổ truyền, các lãnh tụ chính trị không chấp nhận ý kiến khác biệt hay đối lập; và cũng không tuân hành nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Bởi thế, các liên minh chính trị quốc gia luôn có một cơ cấu lỏng lẻo, thiếu lãnh đạo, chỉ có bề ngoài dân chủ mà không có tinh thần dân chủ. Và vì vậy có thể tan rã dễ dàng.
*'Sau khi Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ, miền Nam trải qua nhiều biến cố chính trị và quân sự quan trọng đưa đến cuộc chiến thắng và thống nhất đất nước của đảng Cộng sản. Trong 4 năm đầu (1963 - 1967) các tướng làm đảo chánh mất nhiều thì giờ vào việc tranh giành và bảo vệ quyền lực hơn là hoạt động quân sự, khiến cho miền Nam lâm vào tình trạng bất ổn định chưa từng thấy dưới thời Ngô Đình Diệm.
*'Như vậy chỉ trong vòng 20 tháng, miền Nam đã trải qua hơn 10 biến cố chính trị, trong đó có 5 thể chế không có hiến pháp (Từ Hội đồng Quân nhân Cách mạng đến Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia), 6 chính phủ (tướng Khánh 2 lần làm thủ tướng), 3 lần tướng lãnh loại trừ nhau (Khánh loại Đôn - Kim - Xuân - Đính, Khánh loại Minh - Khiêm, các tướng tá trẻ loại Khánh) và 2 cuộc đảo chánh bất thành. Giữa những lần thay đổi ấy là những cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo, Công giáo và sinh viên ở nhiều nơi trong nước, tạo nên một tình thế hỗn loạn gần như vô chính phủ. Tình trạng bất ổn chính trị vào thời điểm 1964 - 1965 đã được Đại sứ Taylor mô tả một cách châm biếm nhưng rất đúng: 'Cuộc chiến diễn ra trên 4 mặt trận: chính phủ chống các tướng, Phật giáo chống chính phủ, các tướng chống đại sứ, và các tướng chống Việt Cộng, tôi hy vọng vậy'. Muốn đầy đủ hơn nữa, còn phải thêm 3 mặt trận: 'Phật giáo chống Công giáo, các tướng chống các tướng, và các chính trị gia chống lẫn nhau'. Lẽ dĩ nhiên, phe hưởng lợi nhiều nhất trong tình trạng khủng hoảng này là Hà Nội và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.
*'Mặc dù thắng cử, liên danh Thiệu - Kỳ thật ra chỉ là một sự hợp tác gượng ép của những người ''đồng sàng dị mộng''. Mỗi ông đều đã chuẩn bị cho mình một vai trò nguyên thủ quốc gia từ khi UBLĐQG tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến, và sau đó là bầu người lãnh đạo nền Đệ nhị Cộng hòa. Cuộc tranh chấp giữa hai tướng Thiệu, Kỳ gay go đến độ hàng ngũ quân đội có nguy cơ bị đổ vỡ. Đó là lý do khiến Đại sứ Lodge chưa muốn tiến hành xây dựng một thể chế dân chủ ở Việt Nam.
*'Ngày 2-6, chỉ một tuần sau khi chính phủ Hương được thành lập, một máy bay trực thăng Mỹ phóng lầm hỏa tiễn vào trụ sở của Bộ chỉ huy hành quân ở Chợ Lớn ngày 2-6 làm cho 6 người chết và 2 bị thương, tất cả đều là những người thân tín của tướng Kỳ. Mặc dù Đại sứ Bunker giải thích đây là một tai nạn do sai lầm về kỹ thuật gây ra, ông không đánh tan được giả thuyết cho rằng tình báo Mỹ biết được nhóm sĩ quan thân tướng Kỳ đang hội họp để âm mưu đảo chính nên đã sắp đặt ''vụ oanh kích lầm'' để tránh tình trạng xáo trộn chính trị ở miền Nam.
*'Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống VNCH vừa do may mắn, vừa do sự khôn ngoan của ông trong việc cư xử với các tướng lãnh, các giới chính trị và Đại sứ Hoa Kỳ.
...
'Từ 1967 đến 1973, do cách cư xử khôn khéo và thận trọng, ông Thiệu không phải đương đầu với những đảng phái đối lập (ngoại trừ cuộc tranh chấp ngấm ngầm và dai dẳng với nhóm ông Kỳ). Trong thời gian này, ông cũng không có những chính sách độc đoán đến độ dân chúng bất mãn và nổi lên chống đối. Ông lập được một số thành tích đáng kể về cải cách ở nông thôn nhưng cũng tìm cách củng cố quyền hành, gây nên nạn bè phái và tham nhũng trầm trọng. Ông thích ứng được với vai trò chủ động của Hoa Kỳ trong thời kỳ ''Mỹ Hóa'' chiến tranh, cho đến khi bị Nixon - Kissinger ép buộc chấp nhận hiệp định Paris 1973 mới kịch liệt chống lại, nhưng rốt cuộc vẫn phải nhượng bộ. Sau hiệp định Paris, vì Hoa Kỳ không những dứt khoát rút quân về nước, mà còn cắt giảm viện trợ cho Việt Nam, Tổng thống Thiệu phải đối phó với những khó khăn ngày càng gia tăng và phạm nhiều lỗi lầm to lớn về chính trị cũng như về quân sự.
*'Sai lầm lớn nhất về chính trị của ông Thiệu là không thực tâm cải tổ hệ thống chính quyền mà chỉ lo củng cố quyền hành, đàn áp đối lập khi không thuyết phục được họ theo mình. Trước nguy cơ chung, nhất là từ sau khi ký hiệp định Paris, đáng lẽ ông Thiệu phải sớm thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, để có được sự hợp tác của những nhóm đối lập, trong việc chuẩn bị đấu tranh chính trị với cộng sản về tương lai chính trị của miền Nam, theo tinh thần hiệp định Paris.
*'Về quân sự, sai lầm lớn nhất của ông Thiệu là quyết định bỏ Cao nguyên ngày 14-3-1975 gây nên một cuộc tháo chạy hỗn loạn của quân và dân miền Trung và những cuộc truy kích của bộ đội Bắc Việt khiến cho hàng trăm ngàn người bị chết và bị thương. Các tỉnh Quân khu I và II theo nhau bị thất thủ mau chóng dễ dàng.
*'Ở đây cũng nên ghi nhận vài nét về tướng Nguyễn Cao Kỳ. Khác với tướng Thiệu thâm trầm, tính toán thận trọng và khéo thích ứng với hoàn cảnh, tướng Kỳ là con người hành động, quyết định theo cảm tính và không suy nghĩ thận trọng khi phát biểu.
**Sự thực có sức giải phóng:
-'Ngoài việc xin giúp bắc nhịp cầu tiếp xúc với Cộng Sản Bắc Việt, Tổng Thống Johnson còn xin Đức Giáo Hoàng can thiệp về việc đối xử với tù binh Mỹ tại Hà Nội, và xin dùng ảnh hưởng đưa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tới bàn đàm phán để tìm kiếm hòa bình.
(trích sđd trang 159)
**Hồi ký 25 năm khói lửa:
*'Binh biến chẳng những gây nhiều xáo trộn cho đời sống dân chúng, mà nó còn làm yếu đi cốt cách của quân lực, một sức mạnh nồng cốt miền Nam Việt Nam. Theo tôi, xáo trộn chỉ làm lợi cho địch và tạo cơ hội tốt cho loại người hèn nhát, bọn người thời cơ, và xô đẩy những người trung chánh vào cái nạn, cái bẫy của thời cuộc. Cũng từ đó cũng chỉ nói riêng về mặt nhân sự thôi - khả năng cán bộ lãnh đạo chỉ huy từ nhỏ đến cấp lớn của quân đội, chẳng những đã thiếu kinh nghiệm mà còn có nạn rạn nứt, đã khiến cho đi đến suy thoái tiêu vong.
'Chúng ta phải nhận thấy rõ một điều, cái thua của chúng ta đối với địch ''đã bắt đầu từ những điều đã nói trên'', mà cấp lãnh đạo của chúng ta không nhận thấy khi chỉ phục vụ cho tánh ''ích kỷ, lợi ích cá nhân & bè phái'' . Cũng từ đó, vô tình chúng ta đã bẻ gãy sức mạnh đoàn kết, mầm mống chủ yếu mà quốc gia cần có.
*'Theo tôi, Cộng sản thắng và luôn ngoan cố mãi cho đến nay, chỉ vì lợi dụng được nhiều sơ hở và thiếu sót của đường lối lãnh đạo mà chính chúng ta đã tạo ra.
**Trả ta sông núi:
*'Các lãnh tụ Thiên Chúa Giáo nhất quyết không chịu từ bỏ những ưu quyền được thừa hưởng từ thời Pháp cai trị và chế độ Ngô Đình Diệm. Các giám mục và tín đồ Thiên Chúa quá khích trở lại với tình trạng ''một quốc gia trong một quốc gia'', và ''phe đảng bí mật nặng tinh thần Trung Cổ'' như Linh mục Piero Gheddo, đặc phái viên của Vatican, nhận định trong tác phẩm The Cross and the Bo-Tree (Thập Tự và Cây Bồ Đề).
*'Ngay sau khi ông Khánh làm đảo chính, Thượng tọa Trí Quang cho rằng phe Cần Lao đang tìm cách phục hồi quyền lực, vì đa số người làm 'chỉnh lý' đều từng có liên hệ với Cần Lao.
*'Tại Huế xuất hiện nhóm Lập Trường qui tụ nhóm bậc khoa bảng như Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần, Lê Tuyên v.v... có khuynh hướng đả kích chế độ theo lối diễn tả của Hà Nội. Nhóm này qui tụ được một nhóm thanh niên Phật tử quá khích, tìm mọi cách gây hấn với Thiên Chúa giáo qua chiêu bài Tố Cáo Cần Lao.
*'Theo Đại sứ Taylor, các lãnh tụ Phật giáo muốn thành lập một chính phủ thuần phục họ, nhưng họ dị biệt khá sâu đậm về chiến thuật. Thí dụ như vào tháng 5-1964, khi Thượng tọa Trí Quang muốn đả kích chính phủ Khánh, Thượng tọa Tâm Châu chống lại, muốn hợp tác.
*'Hiềm khích âm ỉ giữa hai thầy Tâm Châu và Trí Quang ngày một căng thẳng. Báo chí và truyên thông cũng tiếp tay bằng cách cẩn thận phân biệt giữa hai phe Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự của thầy Tâm Châu và Phật Giáo Ấn Quang của thầy Trí Quang và Thiện Minh.
*'Trong khi đó, đại đa số Phật tử khó thể chấp nhận các ni sư tự do lập gia đình, say sưa chè chén, hay kéo nhau xuống đường biểu tình, gậy gộc, đá tảng chống lại cảnh sát vì những mục tiêu chính trị như đòi hỏi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, và thành lập chính phủ dân cử. Hoặc dùng tăng thanh niên uy hiếp hành hung quí vị tăng ni không cùng một chủ trương 'tranh thủ' hòa bình hay tự do... Nhiều người đã bi phẫn gọi nhóm thầy Nhất Hạnh là 'sư hổ mang' hay 'kiêu tăng'. Người ta cũng tự hỏi những vị chân tăng như Trí Quang, Thiện Minh hay Hộ Giác đã để nhóm tăng ni quá khích áp lực đến độ đẩy khí thế Quảng Đức vào một hang động bế tắc, tạo cơ hội cho 'kiêu tướng', Thiên Chúa Giáo và Cộng Sản khai thác?
*'Căn bệnh miền Nam là căn bệnh 'tự hủy diệt' trầm kha. Muốn giúp cho miền Nam vững mạnh, cần cả một cuộc cách mạng toàn diện. Nhưng tìm được một người trong sạch trong chính quyền miền Nam khác nào thắp đuốc đi tìm giữa ban ngày, nói chi qui tụ được một nhóm anh em đủ thiện chí và lương thiện.
**Khi Tổng Thống Bỏ Chạy:
*'Tại sao Tổng thống Miền Nam Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn tham nhũng Đệ Nhị Cộng Hòa không bao giờ hoạt động và lên tiếng vì dân, vì nước, sau 1975? Tại sao họ không có liêm sỉ, không biết xấu hổ (mắc cở) sau khi bại trận và chạy trước, bỏ lại dân tộc và quân đội, không bao giờ tỏ vẻ ăn năn hay hối hận vì hành động phản dân, phản quốc của họ? Tại sao năm 1990 cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn lăm le muốn về nước làm cò mồi chính trị hòa giải hòa hợp để giúp Việt Cộng được bỏ cấm vận và bang giao?
'Phải chăng ông Nguyễn Tiến Hưng, người Công giáo, được ông Thiệu giao cho tài liệu để viết sách đổ tội người Mỹ và chạy tội cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền tham nhũng Cộng Hòa? Phải chăng ông Nguyễn Tiến Hưng đã tích lũy các tài liệu để đến ngày nay có bằng chứng đổ tội cho người Mỹ bỏ chạy, để che đậy tội ác bán nước của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, và để gây căm thù, thù hận trong người Việt đối với người Mỹ bằng cách đổ tội cho người Mỹ là bỏ rơi 'đồng minh' Việt Nam và bỏ chạy?
'Phải chăng đây là một thủ đoạn chính trị dùng một cuốn sách 'tâm lý chiến', một âm mưu cực kỳ thâm độc để ly gián mọi sự hợp tác giữa dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ trong kế hoạch phục hồi độc lập tự do cho quốc gia Việt Nam?
**Hẹn thắp lên:
*'Những ngày đầu năm 1969, khi kẻ viết những dòng này bị mời đến công an; người ta đã chỉ hạch hỏi về những hoạt động 'hòa bình' không hẳn đã xấu nhưng chắc chắn có lợi cho cộng sản... Trung tá Mâu chỉ đọc cốt cho nghe câu quan trọng nhất: 'Chúng ta phải tận dụng các phong trào hòa bình. Kể cả phong trào hòa bình của Thích Trí Quang và linh mục Hoàng Quỳnh là những người không bao giờ đứng về phiá chúng ta'.
**Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:
*'Bổn phận phải nhớ (le devoir de mémoire) thúc dục chúng tôi ghi lên giấy sự việc đã qua, để ôn lại những điều y giới đã làm trong trận chiến chống lại cuộc tấn công do người Việt cộng sản chủ trương từ Miền Bắc.
*'Nhìn lại con đường phiá sau, chúng tôi tự hào đã mang lý tưởng nhân đạo phục vụ nạn nhân chiến tranh, những quân nhân can đảm hy sinh thân thể và cả mạng sống để bảo vệ 20 triệu người miền Nam. Ở tuyến đầu của công tác y tế nơi chiến trận, chúng tôi làm chứng cho tinh thần dũng cảm của các chiến hữu thuộc mọi tầng lớp xã hội. Trong anh em chúng tôi, hy sinh cũng không phải ít, nhiều người bị thương, nhiều người tử trận.
*'Ở lãnh vực chuyên môn, chúng tôi không từ chối chữa trị cho những tù binh phiá bên địch, họ đã là nạn nhân vô ích của một chủ nghiã phá sản.
**Cụm A 22: Tình báo chiến lược Hà Nội tại dinh Độc Lập:
*'Cụm A 22 là một hệ thống gián điệp Cộng sản vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của VNCH. Những tin tức chiến lược mà bọn chúng lấy được, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có những dữ kiện chắc chắn trong tay, ấn định các sách lược chiếm miền Nam.
*'Ngày 28-11-1969, Tòa án Quân sự xử chung thân các bị can. Nếu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không vì cảm tình riêng, nhớ lại những ân nghiã tiến dẫn mình lập nghiệp tổng thống, trực tiếp can thiệp, thì Tòa án Quân sự Sàigòn sẽ xử tử hình các bị can phạm đại tội phản quốc.
*'Luật sư V.B.K. đã nói: 'Chánh án, bồi thẩm đoàn, ủy viên công tố viện như ếch ngồi đáy giếng, mà miệng giếng đã bị Tổng thống Thiệu đậy lại rồi.
'Vũ Ngọc Nhạ, chỉ huy trưởng Cụm Tình báo Chiến lược Miền Nam, đứa con cưng được Hồ Chí Minh gài vào lực lượng chống Cộng Bùi Chu - Phát Diệm, làm bí thư đức Giám mục Lê Hữu Từ, phụ tá Linh mục Hoàng Quỳnh 'tản cư' vô Nam tháng 5-1954, bị kết án chung thân khổ sai tháng 11-1969. Ba năm sau, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ân xá, trả tự do hắn. Như cánh chim trời tung bay về núi, Vũ Ngọc Nhạ đi thẳng vô Cục R, làm việc bên cạnh Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt...
'Cho đến tháng 2-1975, gần mất nước, Tổng thống Thiệu cho người móc nối, triệu Vũ Ngọc Nhạ về Sàigòn hỏi một số ý kiến có liên quan đến sự nghiệp lưu vong của ông ta.
**Người Mỹ và Chiến Tranh Việt Nam:
*'Dù đã được Robert Kennedy gọi là 'Người đáng sợ nhất trong nội các vì tài hùng biện, và thuyết phục, đến giữa thập viên 1965, một số cộng sự viên hay viên chức phải giao thiệp với McNamara, thấy McNamara không thành thật, xảo trá. Nhận xét chung từ báo chí, Bộ Ngoại Giao, và quân đội là: đừng tin những gì McNamara nói. Năm 1971 khi Tài Liệu Ngũ Giác Đài được phổ biến trên báo chí, dân chúng và quân đội rất oán giận McNamara. Họ trách ông ta là từ những năm 1965, 66, khi ông đã biết cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến không thể thắng - nếu Hoa Kỳ không đủ quyết tâm để thắng - thì tại sao một năm trước khi ông từ chức, năm 1968, ông vẫn còn thúc đẩy quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến mà giới lãnh đạo thiếu tinh thần quyết chiến để thắng'.
*'Tình hình Việt Nam vào cuối năm 1964, theo lời của tân đại sứ Taylor: 'Chánh phủ dân sự chống giới quân sự; giới quân sự chống lại Đại sứ Hoa Kỳ; và Phật giáo thì chống cả ba'.
**Hồi ký Richard Nixon:
*'Những viên chỉ huy quân sự Việt Nam mà tôi gặp hiểu rất rõ bản chất kẻ thù của họ. Một người trong bọn họ nói với tôi 'Vẫn thế thôi khi họ là Việt Minh. Không có gì ngăn nổi họ, và họ sẽ không giải quyết gì hết chừng nào họ không có tất cả. Chúng tôi không thể thỏa hiệp với họ và chúng tôi không thể đàm phán với họ. Đây là một cuộc chiến đấu trí mạng. Với sự viện trợ và ủng hộ của các ông, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu với họ và chiến thắng họ'.
*'Như tôi đã nhắc vấn đề này trong nhiều bài diễn văn của tôi 'Nếu Mỹ bỏ rơi Việt Nam, Châu Á sẽ bỏ rơi Mỹ'.
'Đối với tôi, chúng ta không chọn, như nhiều người 'bồ câu' nghĩ, giữa chiến tranh và không chiến tranh mà là giữa chiến tranh và cuộc chiến tranh lớn hơn trong tương lai, nếu những người Cộng sản sẽ mạnh hơn và tự tin hơn.
*'Tôi gặp Thủ tướng Sato, cựu Thủ tướng Kishi và một số chính khách khác của Nhật Bản. Những nhà lãnh đạo Nhật Bản có ý thức mạnh mẽ về sự cần thiết giữ sự có mặt của Mỹ ở Châu Á và nghĩ rằng điều chủ yếu là giúp đỡ Nam Việt Nam. Vì những ký ức của chiến tranh Thế giới thứ II, họ ý thực được những hạn chế chống lại sự lãnh đạo của Nhật. Tuy nhiên, họ thừa nhận sự cần thiết hợp tác trong vùng để cản lại mối nguy hiểm từ cộng sản.
*'Tôi nghĩ rằng Tổng thống Johnson phải giải thích rõ ràng cho thế giới và cho nhân dân Việt Nam, rằng mục tiêu của chúng ta là bảo đảm sự tự do và độc lập cho Nam Việt Nam, bằng cách từ chối mọi sự đền bù hoặc mọi biện pháp làm yên lòng những kẻ xâm lược'.
*'Các cam kết của tôi đối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là những cam kết hướng về sự vững chắc, và đó là lý do mà những người Cộng sản đòi hỏi sự đổ vỡ của ông ta trong điều kiện hòa bình.
*'Kenneth Crowford viết trên tờ Newsweek rằng đây là cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử, mà những phương tiện thông tin lại là bạn bè với kẻ thù hơn là với các đồng minh của chúng ta. Vào lúc tôi trở thành Tổng thống, tôi cảm thấy cái cách chúng ta tiến hành chiến tranh và sự đưa tin cho dân chúng như vậy, đã giết chết tâm hồn của người Mỹ cũng như lòng tự tin của họ.
*'Tôi thất vọng vì một số Thượng nghị sĩ gây áp lực đòi chúng tôi phải gửi trợ giúp quân sự nhiều hơn nữa để cứu Do Thái, trong khi họ phản đối mọi cố gắng của chúng tôi để cứu Nam Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của cộng sản.
*'Đầu năm 1972, Cục Tình báo đã cho chúng tôi biết rằng một số lượng lớn vũ khí Liên Xô đã đến miền Bắc Việt Nam. Khi Kissinger biết tin, ông nói: 'Tôi cho rằng điều làm chúng ta bực mình nhất từ phiá Liên Xô, là sự vô cùng thiếu tế nhị của họ. Đúng là họ đang tát vào mặt người Trung Quốc vì lý do cuộc viếng thăm của ngài. Họ muốn gia tăng ảnh hưởng của họ với Hà Nội, nhưng họ không thấy sự nguy hiểm vì tặng những đồ chơi mới cho những kẻ cuồng tín Bắc Việt Nam.
*'Nếu chúng ta thất bại, điều đó xảy ra là vì cách giúp đỡ các nước ngoài của Mỹ không hiệu quả bằng cách làm của cộng sản. Tôi thực đau lòng nhận ra điều đó. Chúng ta đã cho họ vũ khí hiện đại nhất, chúng ta nhấn mạnh rằng vật chất thắng tinh thần, và có thể vì vậy chúng ta đã làm cho họ nhu nhược đi, thay vì phải làm cho họ cứng rắn lên trong chiến đấu. Còn ở bên kia, họ lại nhấn mạnh đến sự cần thiết của một lối sống khắc khổ, đến tinh thần hy sinh... mà ít nhấn mạnh đến vật chất như chúng ta. Nhưng đồng thời khi Liên Xô viện trợ cho họ một lượng khổng lồ đạn được, đại bác và mọi phương diện khác, thì họ đã có nhiều lợi thế trên thực địa.
*'Mùa hè năm 1972 lại có một thủ đoạn tuyên truyền nữa đến từ Hà Nội, trong một nỗ lực khai thác dư luận công chúng Hoa Kỳ. Lần này họ dùng câu chuyện bịa đặt về các chiến đấu cơ ném bom Mỹ chủ tâm đánh phá hệ thống đê điều miền Bắc Việt Nam để giết hại một số lớn dân thường bằng nạn lụt do hậu quả của chủ trương đó. Các thủ lĩnh của những người phản chiến chấp nhận những điều khẳng định này mà không có mảy may tinh thần phê phán. Teddy Kennedy lên án chúng ta điều hành một 'chính sách cố tình oanh tạc các con đê'... Nhưng mặc cho những lời khẳng định có tính tuyên truyền đó, không có một con đê quan trọng nào bị trúng bom và không có các vụ lụt lội lớn nào do bom gây ra.
*'Điều tai hại và không thể chối cãi được là từ 1974, Quốc hội Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam, trong lúc đó những người Xô Viết lại tăng cường giúp đỡ cho Bắc Việt Nam. Kết quả là khi những người Bắc Việt Nam tiến hành cuộc tổng tiến công xuống miền Nam vào mùa xuân 1975 thì họ đã vượt trội về vũ khí và việc đe dọa trả đũa của Mỹ không còn nữa (vì Nixon đã bị mất chức - chú thích của NXK). Một năm sau ngày Nam Việt Nam sụp đổ, viên tổng chỉ huy cuộc tổng tấn công cuối cùng của Hà Nội nói sự cắt giảm viện trợ của Mỹ là một nhân tố quan trọng cho thắng lợi của Bắc Việt Nam.
Nhận Định
Có nhiều sách sử, hồi ký... viết về cuộc chiến Quốc - Cộng tại Việt Nam từ 1954 đến nay, và ai nấy đều tự nhận là những nhân chứng. Tuy nhiên, một số đáng kể các nhân chứng đương thời ít khi có được cái nhìn khách quan và bao quát, mà thường bị cái nhìn chủ quan hạn hẹp về không gian & thời gian của mình, làm cho chưa thể thấu đáo toàn cảnh dưới nhiều khiá cạnh khác nhau?
Chúng tôi xin được mạn phép trích dẫn một số tư liệu quan yếu, đã và đang bị mai một trong các thư viện công cộng, vì sách cũ đã bị phế thải mà không còn được thay thế; khiến việc tìm hiểu ngày càng khó khăn.
Ở giai đoạn lịch sử này, bản thân chúng tôi cũng là nhân chứng, chúng tôi thấy như câu chuyện 'thầy bói sờ voi', nên tốt hơn cả là ghi nhận lại nhiều nhận định từ nhiều nguồn khác nhau, có thể đúng và sai tùy theo cách nhìn nhận của mỗi tôn giáo và đảng phái chính trị... để người đọc tự diễn dịch và quy nạp một số tư liệu khác nhau, tìm hiểu thêm hầu có tư duy riêng của mình.
Nơi đây chúng tôi chỉ xin phép được mạo muội diễn dịch và quy nạp theo thiển kiến của mình, nhằm gợi ý chứ không hề là kết luận. Những gì mà chúng tôi đưa ra chỉ là tương đối, hạn hẹp trong không gian và thời gian nhỏ bé và ngắn ngủi của riêng mình... cũng như của mỗi người trong kiếp sống mà ít ai đạt tới 100 năm - khi ngay cả 100 năm cũng vẫn là quá ngắn đối với chiều dài của lịch sử!
**Con Rồng Việt Nam:
*'Ngày 1-11-1963, ông Diệm bị lật đổ, với sự đồng ý của Mỹ, và bị giết cùng với ông Nhu. Phe quân nhân đảo chính, do tướng Dương Văn Minh ''Cồ'' lên cầm quyền. Ở miền Nam, sau khi ông Diệm bị lật đổ, các tướng lãnh đua nhau lần lượt cầm quyền và người Mỹ ngày càng đi sâu vào vấn đề Việt Nam. Đã được một năm, máy bay Mỹ không ngớt ném bom đều đặn xuống miền Bắc. Nhiều sư đoàn quân Đại Hàn, quân Úc châu, và quân Tân Tây Lan đều tham gia chống lại Cộng sản.
'Diễn biến ngày hôm nay chỉ là hậu quả của diễn biến ngày hôm qua. Sao mà tôi không thể nghĩ đến Tổ quốc Việt Nam của tôi, khi tôi đang sống trong đó, và tôi đã từng lãnh đạo lâu năm, và vẫn còn mang nặng trách nhiệm.
*'Tiếc thay, sự chia rẽ ở Nam Việt Nam quả thật trầm trọng. Nhiều đoàn thể quá, chỗ này chỗ khác, đâu cũng là phe phái, chia rẽ. Phe dân sự chống lại phe quân sự, và ngược lại. Người theo đạo Phật chống lại người Công giáo. Và trên hết, sự tái sanh các giáo phái nảy lên như cũ. Cần phải chấm dứt tất cả, vì đó là điều sinh tử của xứ sở. Cần phải có một chính quyền trung ương vững mạnh để tái lập lại sự thống nhất quyền hành.
*'Người ta đã nói đến nhiều về sự các nhà sư tự thiêu, nhưng vấn đề các nhà sư là vấn đề giả tạo. Phần lớn các nhà tu hành đã trở về chùa của họ. Vậy thì ai đã xúi dục họ gây loạn, ai? Họ ở đâu tới? Làm sao mà biết được, nếu họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới. Không giống như các nhà tu hành Công giáo, mà người ta ai cũng biết, để hiểu được tự cội nguồn, và tìm ra được lý do.
*'Thực tế, Genève chỉ là một giai đoạn của chiến tranh ở Việt Nam, mà luôn luôn trong 25 năm người ta không ngớt giết chóc nhau. Xứ sở Việt Nam của chúng tôi thật là xứ sở tuyệt vời, với một dân chúng đặc biệt, và chúng tôi cũng có thể có một sự tiến triển ngang với Nhựt Bản, nếu chúng tôi không bị đưa vào lò thử lửa giữa hai khối Đông Tây.
'Vào năm 1966, không còn phải Paris là chỗ làm mất Đông Dương, mà là Hoa Thịnh Đốn. Thật sự, người Mỹ đã phải chịu một đòn chiến tranh tâm lý nặng, Phe Bồ Câu chủ hòa đã huy động tất cả các phần tử khiếp nhược và đầu hàng, các ký giả săn tin, bọn thanh niên phản chiến, sinh viên và báo chí khuynh tả. Ở khắp nơi, tại Hoa Kỳ đã thành lập các Ủy ban phản chiến khuyến khích binh sĩ Mỹ đào ngũ. Tổng thống Johnson không biết và không dám leo thang chiến tranh. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26-7-1966 ra một bản tuyên ngôn: ''Hoa Kỳ không muốn xâm lăng miền Bắc Việt Nam, hơn nữa, Hoa Kỳ không muốn mở rộng chiến tranh, và cũng không muốn lật đổ một chế độ nào''.
'Vào lúc cần phải áp dụng sáng kiến để thay đổi số phận của chiến tranh, như phong tỏa các miền duyên hải Bắc Việt, đưa chiến tranh du kích vào châu thổ sông Hồng, đánh ra miền Bắc qua vĩ tuyến 17, người Mỹ lại buông lơi dưới áp lực của phe chủ hòa.
*'Tháng 9-1967, Tướng Thiệu được bầu làm Tổng thống chính phủ, Tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ làm phó. Chính phủ mới được thành lập dưới quyền của Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc.
'Cuối tháng giêng năm 1968, tiếng sét nổ ra. Đó là cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Quân Việt cộng và bộ đội chính quy miền Bắc mở cuộc xung phong nhiều đợt. Ai cũng ngạc nhiên hoàn toàn. Tất cả các tỉnh lớn ở miền Nam như Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Kontum, Pleiku, Nha Trang đều bị chiếm đóng. Tại Sài Gòn, quân Cộng sản tấn công vào dinh Đoậc Lập và tòa Đại sứ Mỹ.
'Trong một tháng, chiến trận vẫn khốc liệt, có hàng ngàn người chết. Nhưng cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã hoàn toàn thất bại. Quân Bắc Việt trở về vĩ tuyến 17, và du kích Việt cộng lại trở vào bưng. Khi chúng đã quay về, thế giới mới khám phá ra rằng khi Cộng sản mà chiếm được quyền hành, chúng sẽ tàn sát như thế nào. Một điểm nữa đáng chú ý, đó là những dân tìm cách chạy trốn trước quân giải phóng, vốn tự cho mình là đi giải phóng cho mọi người.
*'Thỏa ước Paris đã chẳng đưa đến hòa bình ở Việt Nam, mà nó chỉ đưa đến sự chấm dứt sự can thiệp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh này.
*'Thế rồi từng đoàn tàu vận tải của Nga, nối đuôi nhau ở cửa bể Hải Phòng để đổ quân trang, quân cụ cho Cộng sản Hà Nội, để trang bị từng sư đoàn Cộng sản vào đầu năm 1975, thì Quốc hội Mỹ đã từ chối, không chịu thổi cho chính phủ miền Nam Việt Nam một quả bóng dưỡng khí nào, để có thể giúp cho nó khỏi bị chết ngạt.
'Cuộc tiến đánh khá mạnh mẽ và rõ rệt, nhưng chẳng có một quốc gia nào từng ký hòa hội Paris bảo đảm ngày 2-3-1973, chịu lên tiếng phản đối. Đối với miền Nam Việt Nam, bị tất cả bỏ rơi nên sụp đổ mau chóng.
**Lịch sử các Đảng Phái Việt Nam:
*'Sự thất bại của các đảng phái quốc gia trong những năm gần đây đã đặt cho các đảng phái này một số vấn đề lớn cần được giải quyết ngay như Lãnh tụ, Đường lối Lãnh đạo, Lý thuyết chỉ đạo, Cán bộ thừa hành, Kỷ luật của tổ chức, Đảng phái và quần chúng, Đảng phái và chánh quyền v.v...
*'Về lãnh tụ, trong ''Tuyên ngôn của Lực lượng Cách mạng Thống nhất'' cụ Nguyễn Văn Lục cũng đã phải than rằng: ''Trong 3 yếu tố học thức, kinh nghiệm và tư cách cần có của một lãnh tụ thì thông thường chỉ có được 2 một cách tương đối, có khi chỉ có 1, có vị gần như thiếu hết cả''.
*'Về đường lối lãnh đạo đảng phái, Giáo sư Trần Tuấn Nhậm đã nhận định: ''Về đường lối lãnh đạo đảng, người ta thường chê trách các lãnh tụ đã không nhìn rõ những tương quan chính trị quốc tế và quốc nội, không nắm vững hướng tiến của lịch sử, nên sai lầm mù quáng trong việc dựa vào các thế lực ngoại bang. Do đó trong nhất thời không những đảng bị suy bại, mà trong trường kỳ đảng bị mấy uy thế, mất tín nhiệm trước quần chúng, gây khó khăn trong việc phát triển và củng cố cơ sở... Lên án đường lối lãnh đạo sai lầm, cũng chính là lên án chính tư cách tồi tệ của các lãnh tụ đảng phái, mà nguyên hình là những bộ mặt ham danh, hám lợi với một nhận thức quá thiển cận về thời cuộc''.
*'Về lý thuyết chỉ đạo, lý thuyết vốn được coi là kim chỉ nam của hành động, nên chắc chắn không có ai lại phủ nhận sự quan trọng của lý thuyết chỉ đạo... Thực tế là những ''Chính trị gia Nhân vị'' ở Việt Nam chưa làm được gì hơn là lập đi lập lại mấy từ ngữ trống rỗng, vô nghiã, nhằm lấy lòng bề trên của họ khi còn đắc thời, hay nhằm kích thích một nhóm dân cuồng tín khi đã thất thế. Mấy ông ''Lý thuyết gia'' gọi là ''có thẩm quyền nhất'' thì cũng không quên được bộ áo nhà tu của mình, để cứ tưởng xã hội là cái giáo đường của mình, dân tộc là con chiên bổn đạo của mình... Các đảng phái khác thường không có, chưa có, hay không để ý đến lý thuyết. Vì thiếu lý thuyết chỉ đạo, nên đảng phái không thể hoạch định được một chiến lược đấu tranh dài hạn... Không có lý thuyết chỉ đạo để soi sáng hành động, không có chiến lược dài hạn để lãnh đạo đấu tranh, nên đường lối lãnh đạo chỉ dựa vào uy tín cá nhân của lãnh tụ. Mà uy tín ấy lại cũng chỉ được xác định bằng tính chất ''Sống lâu lên lão làng'' hoặc xảo thuật quy tụ đàn em, nên đảng phái nhất định phải đi đến chỗ phân hóa'.
*'Về cán bộ thừa hành, tình trạng chung của các đảng phái quốc gia là thiếu cán bộ, hoặc cán bộ chưa được huấn luyện đúng mức... Căn bệnh ngặt nghèo nhất đối với lớp cán bộ trung cấp của các đảng phái quốc gia là tinh thần ''lãnh tụ''. Hễ cứ điều khiển nổi một nhóm vài ba trăm đảng viên là người cán bộ này đã đinh ninh rằng mình đã trở thành một ''Đại lãnh tụ'' rồi, và không còn chịu chấp hành chỉ thị của trung ương nữa. Chính từ đó mới sinh ra tình trạng ly khai, phân hóa. Ngoài ra đa số các cán bộ của các đảng phái quốc gia lại thuộc thành phần tư sản, còn nặng đầu óc quan liêu, nên rất khó có thể len lỏi vào hoạt động trong các tầng lớp dân chúng.
*'Về kỷ luật Tổ chức, trong nội bộ các tổ chức đảng phái ngày nay, kỷ luật chỉ được thi hành một cách hết sức lỏng lẻo... Một khi kỷ luật không được thi hành đứng đắn, thì đường lối của đảng không còn được tôn trọng, công tác của đảng không được thi hành đúng mức. Đó cũng là nguyên nhân của sự phân hóa trong các đảng phái quốc gia.
*'Về Đảng phái và Quần chúng, hầu hết các đảng phái đều có tính cách ích kỷ. Họ chỉ lo cho đảng của họ, chứ không nghĩ đến các xã hội mà họ đang sống. Do đó hoạt động của họ không đóng góp gì cho xã hội cả, kể cả những đóng góp bình thường về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, cải tiến xã hội, phát triển kinh tế v.v... Đa số các đảng đều cho rằng những công việc đó là của chính quyền, đợi khi nào nắm được chính quyền hẵng hay... Rồi cũng bởi vì không quen với các chương trình hoạt động qui mô, nên khi nắm được chính quyền, các lãnh tụ và cán bộ đảng hoàn toàn bỡ ngỡ, lạc lõng trước các sinh hoạt rộng lớn của xã hội...'.
*'Về Đảng phái và Chính quyền, người ta thấy chánh quyền coi các tổ chức đối lập là phá hoại... người ta cũng đã thấy chánh quyền gây khó khăn cho đảng phái chính trị trong việc áp dụng quy chế chánh đảng.
**Thời Đại Của Tôi II
'Người ta đã đặt quyền lợi của phe đảng lên trên quyền lợi tối thượng của dân tộc. Đây là một điểm làm cho tôi vô cùng phẫn nộ, vì không những vô chính trị mà nó còn có thể hại cho uy tín của toàn thể người Việt quốc gia nữa.
**Đất Nước Tôi
Tác giả Nguyễn Bá Cẩn tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh, từng kinh qua các công việc lãnh đạo chỉ huy từ địa phương lên trung ương, từ Hành pháp qua Lập pháp, có nhiều nhận định đáng chú ý về nhiều vấn đề quan trọng khác nhau, nên chúng tôi xin trích dẫn theo đề mục để có sự liền lạc, không manh múm
*Về Ý thức Dân chủ:
'-Dân chủ không thể được đánh giá đơn thuần bằng một cuộc bầu cử. Tự do Dân chủ là một chuỗi dài học tập, tự chế của toàn dân, tôn trọng nền móng pháp trị để tự do của mình không xúc phạm tự do của kẻ khác, để cho ai nấy đều được hưởng tự do. Dân chủ là một trạng thái tinh thần đòi hỏi những cố gắng của các thế hệ không ngừng bồi đắp lòng tự trọng và tôn trọng người khác, dần dà thành thói quen của nếp sống, để rồi với thời gian kết thành truyền thống dân chủ chi phối đời sống quốc gia. Nước nhà còn đang tập tành trò chơi dân chủ. Xáo trộn trong xã hội phần lớn là vì người dân chưa hiểu dân chủ là gì, nên lạm dụng; hoặc đã hiểu biết nhưng chưa quen tự chế, khiến cho hành động quá trớn sanh ra va chạm bất ổn. Quan trọng hơn hết, là những đại diện dân cử lại càng phải làm gương cho nhân dân, gánh lấy trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của các cơ chế dân chủ hiến định'.
'-Tự do và Dân chủ chỉ tìm thấy được ở nơi nào trình độ quần chúng tương đối cao, để giúp họ phân biệt ở đâu là giới hạn tự do của chính mình, và ở đâu là khởi sự tự do của người khác. Ý thức được ranh giới giữa tự do của mình và tự do của người khác rồi, người dân còn phải tự trọng và có khả năng để tự kiểm soát và kiềm chế mình. Tự do và Dân chủ cũng chỉ tìm thấy được ở nơi nào nhà cầm quyền không áp dụng luật pháp tùy tiện, mà phải áp dụng dân chủ pháp trị đúng mức.
'-Nói chung, tình trạng chính trị ở Việt Nam còn thấp kém, từ ý thức chính trị đến quan niệm về vai trò của chính đảng; từ ý thức về ranh giới giữa tự do cá nhân và tự do công cộng cùng kỷ luật quốc gia; từ lề lối sinh hoạt dân chủ đa nguyên đến tinh thần chấp nhận đối lập và sự hợp tác với đối lập; từ ý niệm tự do báo chí cao đẹp cho đến trách nhiệm tự chế và tự trọng của giới truyền thông v.v..., tất cả những sinh hoạt trên đây hãy còn rất là lỏng lẻo về ý thức, sai lệch về quan niệm, và vô trách nhiệm về hành động.
'-Người làm chính trị ở Việt Nam ít được truyền thông chú ý về đường lối đấu tranh hay tinh thần dấn thân phục vụ đồng bào và đất nước. Trái lại, đa số thông thường bị chỉ trích một cách bất công, hoặc chụp mũ bôi nhọ.
*Về Lập pháp Đệ II VNCH:
'-Sẵn dịp có cuộc bầu cử Thượng Nghị Viện năm 1967, tôi lập một liên danh 10 ứng cử viên gồm có chánh khách, quân nhân, hành chánh, và các nhân vật thuộc các ngành y, luật, giáo sư đại học, đủ mọi thành phần địa phương Nam Bắc Trung và cân nhắc quân bình khuynh hướng chính trị... Cụ Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ cho biết Hội đồng Tổng trưởng đã đem liên danh ứng cử tôi ra thảo luận. Họ cho rằng nếu được phép tranh cử thì liên danh này sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử, và sẽ đánh bại ngay cả liên danh do Chính quyền yểm trợ. Các Tổng Bộ trưởng được chỉ thị thích nghi để dẹp liên danh của tôi. Quả nhiên đúng như vậy. Chỉ 2 ngày sau, phân nửa liên danh của tôi ''tự động'' rút lui, vì bị áp lực của các Tổng trưởng, Tổng Tham mưu trưởng và Viện trưởng các khoa đại học là thượng cấp của họ'.
'-Tôi ứng cử vào Hạ nghị viện với hoài bão góp phần củng cố các cơ chế dân chủ hiến định của đất nước, là nền móng bảo đảm tự do dân chủ cho người dân, và cũng là mục tiêu tối hậu của cuộc chiến tự vệ chống hiểm họa độc tài đảng trị của Cộng sản. Hàng hàng lớp lớp thanh niên đã ngã gục, hàng triệu thanh niên khác kẻ tình nguyện, người quân dịch, đang sống xa gia đình, dấn thân chịu đựng nhọc nhằn và nguy hiểm để thỏa mãn những nguyện vọng chánh đáng của nhân dân. Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng tao loạn do quân phiệt tranh quyền gây ra. Không có lý do gì để đất nước dung túng một thiểu số viên chức cầm quyền vì quyền lợi cá nhân và bè phái chà đạp những hy sinh cao qúy của các lớp thanh niên tuổi trẻ đã trả cái giá rất đắt là mạng sống của mình và hạnh phúc của gia đình mình, hầu bảo đảm tự do dân chủ cho dân tộc Việt.
'-Trong pháp nhiệm 1 (1967-70) bỗng nhiên 2 dân biểu Hoàng Hồ và Nguyễn Thế Trúc bỏ trốn ra ngoại quốc. Về sau mới biết 2 đương sự là nội tuyến của Cộng sản, có liên hệ với mạng lưới tình báo Bắc Việt của Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ, đã bị chính quyền khám phá nên đào tẩu trước. Một dân biểu khác là cựu Đại tá Đinh Văn Đệ, đơn vị Tuyên Đức, đã từng làm tỉnh trưởng nhiều nơi, bị Trung ương Tình báo phát giác trong thời gian ông ta làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ nghị viện, đã chuyển nhiều tài liệu mật cho Cộng sản'.
'-Hạ nghị viện rất lắm chuyện. Còn một đồng viện cùng đơn vị của tôi nữa. Đó là Dân biểu Nguyễn Văn Dậu. Ông Dậu không dấu diếm lập trường thân Cộng của mình... Dân biểu Dậu đã lợi dụng quyền bất khả xâm phạm của dân biểu để treo cờ giải phóng và hình Hồ Chí Minh tại nhà của ông ta tại Sài Gòn'.
'-Cuôc điều tra sơ khởi cho biết mỗi dân biểu bỏ phiếu cho dân biểu Nhan Minh Trang sẽ được tặng 200.000 đồng. Nếu tính một cách tổng quát thì chi phí vận động 68 hoặc 70 dân biểu để thủ thắng, cũng sẽ lên đến gần 14 triệu đồng.
'-Công việc vận động Khối Thân chính tại Hà Nghị Viện được Phó Tổng thống Kỳ giao phó cho ông Nguyễn Thiện Nhơn, cựu nghị viên Hội đồng Tỉnh Gia Định là một viên chức thân tín của ông ta... Ông Nhơn còn trẻ tuổi, hào hoa, nên thích vung tiền ra để tỏ là mình có thế lực. Ông chủ trương mua biểu quyết của hạ nghị viện bằng tiền. Tức là dân biểu nào bỏ phiếu ''theo ý chính quyền'', kể cả dân biểu đối lập sẽ được biếu một số tiền'.
'-Tổng thống Thiệu bổ nhiệm ông Nguyễn Cao Thăng, một dược sĩ tỷ phú chủ Viện Bào chế Dược phẩm OPV, làm Phụ tá thay thế ông Hướng. Ông Thăng hào hoa gấp trăm lần ông Nguyễn Thiện Nhơn, tiền lại nhiều hơn gấp ngàn lần, nên lại áp dụng cách thức dùng tiền mua phiếu mà dân biểu đối lập gọi là ''Trần Hưng Đạo'', ngưởi anh hùng dân tộc có chơn dung in trên tờ giấy bạc 500 lúc bấy giờ'.
*Về Hành pháp Đệ II VNCH:
'-Trung ương tiếp tục nhận định sai lầm về cuộc chiến, cứ nhắm mắt đối phó thế chiến nhân dân của Cộng sản bằng giải pháp quân sự, bằng cách hoàn toàn thay thế không những Tỉnh Trưởng mà luôn cả Quận Trưởng bằng sĩ quan quân lực. Quan niệm sai lầm về chiến lược của Trung Ương giúp cho thế chiến chính trị toàn diện của Cộng sản càng có hiệu quả gấp bội và lan tràn nhanh chóng... Những sĩ quan được đào tạo để chỉ huy đơn vị, chớ không hề được đào tạo để lãnh đạo hành chánh. Cũng như cán bộ quốc gia hành chánh, tuy được huấn luyện quân sự tại Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, Trừ bị Thủ Đức hoặc Trường Hạ sĩ quan Nha Trang và tốt nghiệp với cấp bực Chuẩn uý hoặc Thiếu úy, nhưng căn bản cũng chỉ để hiểu biết quân sự nhiên hậu dễ dàng trong việc lãnh đạo hành chánh địa phương, chớ không phải được huấn luyện để chỉ huy đơn vị như sĩ quan.
'-Đất nước ở thời chiến, đương đầu một chiến tranh đặc biệt, toàn diện, gọi là chiến tranh giải phóng được Nga sô và Trung cộng sáng tạo và yểm trợ bằng mọi giá để bành trướng đế quốc Cộng sản. Thế mà tổ chức và cơ cấu chính quyền miền Nam không có gì đặc biệt để chế ngự loại chiến tranh đặc biệt này. Đúng lý phải có một Tổng Bộ đặc biệt gồm có các Bộ Chính trị, Nội vụ, Thông tin Dân vận, Bộ Chỉ huy Địa phương quân Nghiã quân và Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia. Phải vạch rõ chính sách và kế hoạch đấu tranh chính trị để đối phó với Cộng sản trên mọi địa bàn, áp dụng chung cho toàn quốc. Chứ không thể để cho thiên phú, sáng kiến và cảm hứng riêng tư của từng Tỉnh Trưởng hay Quận trưởng.
'-Công việc điều hành hành chánh tỉnh sau cuộc đảo chánh 1963 khác hẳn với trước kia. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, các cấp có trách nhiệm chỉ huy từ Trung Ương đến Địa Phương, từ Dân sự đến Quân sự, đều làm việc trong tinh thần tôn trọng kỷ luật quốc gia, chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ, trong đó có luật lệ tài chánh. Sau cuộc đảo chánh, nhất là trong 4 năm quyền hành quốc gia nằm trong tay quân phiệt, ai nấy đều là tướng lãnh với nhau trong tập thể Hội đồng Tướng Lãnh, Hội đồng Quân Lực... Dưới tay Tướng Lãnh là cấp Tá tranh giành danh lợi giữa các bè phái, điều hành công vụ theo sở thích và nhu cầu, nhất là nhu cầu tài chánh, bất chấp luật lệ. Tình hình an ninh càng nặng nề, càng có nhiều đơn vị chiến đấu đến hành quân trong Tỉnh, càng có nhiều nhu cầu yểm trợ tài chánh cho các đơn vị.
'-Phiá quân đội biết Tỉnh có ngân khoản và kho ACL này. Bữa nay, họ xin giúp kẽm gai cọc sắt gọi là để rào đơn vị nhưng ông Tỉnh Trưởng là bạn của họ nên cho tôi biết thật sự họ xin để rào vườn cây ăn trái của họ. Bữa khác, họ xin giúp xi măng gọi là cho nhu cầu đồn bót, nhưng tôi biết họ đang xây cất nhà của họ v.v...
'-Bên cạnh những chiến sĩ xả thân cho đất nước, thì một cảnh tượng tranh giành danh vọng và quyền lợi nhan nhản trước mắt, ảnh hưởng tai hại đến tinh thần chiến đấu của quân dân. Một thiểu số tướng lãnh và đàn em cấp tá tuân lệnh ngoại bang tạo nhiễu nhương cho đất nước để được thăng cấp và chiếm giữ những chức vụ then chốt trong chính quyền... Như vậy chức vụ và cấp bực trong quân đội được ban phát để mua chuộc bè phái và làm vừa lòng nhau.
'-Tướng Thi giải thích rõ hơn sở dĩ có một số Tướng lãnh được thăng cấp bất ngờ, là vì Tổng thống Thiệu sửa soạn tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 nên mua lòng họ để họ khỏi ủng hộ Tướng Kỳ ra tranh cử.
'-Chưa hết năm đầu của nhiệm kỳ, Tổng thống Thiệu đã lật ngược thế cờ, thay thế chính phủ Lộc của ông Kỳ bằng Chính phủ Trần Văn Hương của mình, và dùng Ông Hương để thẳng tay triệt hạ người của ông Kỳ. Kể từ đây, và nhất là sau khi Chánh phủ Trần Thiện Khiêm thay thế nội các Hương, thì Phó Tổng thống Kỳ chỉ còn vai trò tượng trưng cho đến mãn nhiệm kỳ.
*Về vấn đề Tôn giáo:
'-Tổng thống Thiệu, một tín đồ Công giáo, hy vọng sẽ được Đức Thánh Cha khuyến khích và hỗ trợ tinh thần trong việc bảo vệ miền Nam tự do. Thế mà Đức Giáo Hoàng khi đề cập đến đường lối của Giáo hội trong tương lai tại Việt Nam đã dùng danh từ ''accomodation'' ngụ ý một sự điều chỉnh để thích nghi với tình thế mới. Sự kiện này làm cho tôi nhớ lại trước đó một hai năm, một số dân biểu đã báo động với tôi là các Đức Giám mục di cư từ miền Bắc sau khi tham dự Cộng đồng Vatican II trở về nước đã thì thầm với các dân biểu tại các đơn vị gồm đa số đồng bào di cư, là rồi đây sẽ phải sống chung với Cộng sản. Các sự kiện trên đây đã giải thích tại sao khi miền Nam suy sụp hồi năm 1975, Tòa Thánh không chủ trương chính thức tổ chức một cuộc di cư cho giáo dân như hồi năm 1954, trái lại còn yêu cầu các Giám mục tiếp tục dẫn dắt cộng đồng giáo dân ngay tại trong nước... Cho nên lập trường mới của Tòa Thánh do Đức Thánh Cha tiết lộ với Tổng Thống Thiệu trong suốt buổi triều kiến, cho thấy rõ tại sao hai nhân vật Công giáo có uy tín và thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội là Đức Tổng Giám Mục Bình, và trong chính trường là Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền từ thân Hành pháp chuyển sang thế đối lập, và các giáo xứ xung quanh Sài Gòn lâu nay là một lực lượng chuyên biểu tình chống Cộng và yểm trợ chính quyền để quân bình thế đối lập với Phật giáo Ấn Quang, nay bỗng nhiên nghe theo lời sách động chống tham nhũng của Linh mục Thanh xuống đường gây rối, bạo động ẩu đả với lực lượng an ninh, đập phá công ốc, đốt xe Cảnh sát, gây thiệt hại cho tài sản quốc gia, và làm suy sụp khí thế chống Cộng còn hơn là những cuộc biểu tình bạo động của Phật giáo Ấn Quang lúc trước.
'-Lâu nay sự hợp tác giữa Tổng Thống Thiệu và Nghị sĩ Huyền rất tốt đẹp. Bỗng nhiên bắt đầu từ năm 1972 trở đi, Chủ tịch Huyền thay đổi lập trường từ hợp tác thân thiết với chính quyền trở thành bất hợp tác và chuyển dần thành đối lập. Tổng Thống Thiệu cho tôi biết từ trước đến nay, Phụ tá Vũ Ngọc Trản chịu trách nhiệm liên lạc với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình và Chủ tịch Huyền. Nhưng gần đây hai vị này thay đổi lập trường, công việc của cụ Trản gặp rất nhiều khó khăn.
*Về phiá Hoa Kỳ:
'-'Hoa Kỳ vừa đổ quân vào đầu tháng 3-1965 thì chưa đầy 1 tháng sau đã bày tỏ ý muốn thương thuyết, và ráo riết vận động để cùng Bắc Việt mở hòa hội tại Ba Lê. Ai cũng biết là Cộng sản Bắc Việt nắm được yếu tố thời gian nên áp dụng chiến lược ''vừa đánh vừa đàm'' có lợi cho bọn chúng. Còn Hoa Kỳ thì nội bộ chia rẽ, thanh niên Hoa Kỳ sợ chết chạy ra ngoại quốc để trốn quân dịch, kẻ còn lại trong nước thì tham gia các phong trào phản chiến, xuống đường khắp các đại học và đô thị trên toàn quốc, khiến cho Tổng Thống Johnson phải rút lui không tái tranh cử, đánh dấu sự phá sản của chính sách tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Năm 1968, Tổng thống Nixon với lời hứa suông chấm dứt chiến tranh và mang quân Mỹ về nước đã thắng cử vẻ vang, đánh bại ứng cử viên Humphrey của đảng Dân Chủ đang cầm quyền. Với một sự ủy nhiệm quá ư rõ rệt của quốc dân qua kết quả cuộc bầu cử, Nixon có bổn phận thực hiện cho kỳ được Hòa bình với bất cứ giá nào, dù ''Hòa bình trong danh dự'' hay ''Hòa bình trong nhục nhã''.
'-Riêng VNCH còn bị Hoa Kỳ hy sinh để đối lấy Trung Đông. Vấn đề này được đặt ra là vì Kissinger là người Do Thái... Hoa Kỳ không thể vừa thắng ở Việt Nam, vừa thắng ở Trung Đông và Phi Châu. Ngoại trưởng Kissinger thừa biết như vậy và có thừa quyền lực để quyết định chọn một trong hai vùng chiến lược Đông Nam Á (Việt Nam) hay Trung Đông (Do Thái và dầu hỏa) là trung tâm quyền lợi sinh tử (total interest) của Hoa Kỳ.
*Về phiá Pháp:
'-Bắc Việt cũng như Hoa Kỳ đều biết rằng lúc nào Pháp cũng cay cú về việc Hoa Kỳ đã đoạt Việt Nam từ trong tay Pháp hồi năm 1954, nên đã chủ trương phá rối Hoa Kỳ suốt trong thời gian lực lượng Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh VNCH. Tất nhiên đối với người Pháp, bối cảnh suy sụp của Hoa Kỳ và Việt Nam hồi cuối tháng 4-1975 là cơ hội bằng vàng để Pháp có thể đóng vai trò trọng tài và tham dự vào một giải pháp dàn xếp để thủ lợi.
'-Theo như cựu Đại sứ Merillon tiết lộ trong tập hồi ký ''Saigon et moi'' (Sài Gòn và tôi), kế hoạch của Pháp là áp lực TT Thiệu từ chức, để cho Tướng Minh lên thay thế. Sau đó Tướng Minh thương thuyết lập Chính phủ Liên Hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Để chận đứng mọi mưu toan áp đảo của Bắc Việt, Pháp và Trung Cộng một mặt sẽ gửi quân đội vào bảo vệ hai phe Quốc Gia và Cộng sản của miền Nam, mặt khác yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp để thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Ba Lê cùng kêu gọi các quốc gia trong Thế giới Tự do viện trợ cho Nam Việt Nam.
*Về những ngày cuối:
'-Trong 6 tháng chót của năm 1974, quân lực VNCH gặp khó khăn rõ rệt về tiếp liệu mọi mặt, từ vũ khí và phụ tùng thay thế cho đến đạn dược và nhiên liệu, do sự cắt giảm quân viện. Khi về thăm đơn vị, nghe các Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng ''rên siết'' về việc thiếu hụt, chiến đấu trong hoàn cảnh tay chân bị trói cột mà nghĩ thương tới ứa lệ cho binh sĩ và cán bộ xã ấp...
'-Chưa hết, muốn cho việc bán đứng miền Nam cho Nga Sô và Trung Cộng được bảo đảm, còn phải hạ bệ TT Nixon và TT Thiệu. Tức thời ngày 30-7-1974 tại Hoa Kỳ, Ủy ban Tư pháp của Hạ nghị viện, sau khi thảo luận về việc buộc tội (impeachment) TT Nixon, đã biểu quyết truy tố ông này về 3 tội danh. TT Nixon không còn lựa chọn nào khác là từ chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 8-8-1974. Còn tại Việt Nam, các phong trào đối lập do cha Thanh cầm đầu và được Đại Việt Cách Mạng hỗ trợ đã chọn đúng lúc để leo thang mở ''cao điểm'' tố cáo tấn công TT Thiệu, Chính phủ và các tướng lãnh về tội tham nhũng. Cần biết rằng trước khi hai lực lượng này tổ chức đánh phá tham nhũng thì TT Thiệu đã cho giải ngũ 50 sĩ quan cấp Tướng và Tá về tội này rồi. Tại sao trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, Công giáo và Đại Việt Cách Mạng đều có nghị sĩ và dân biểu của mình tại Thượng và Hạ nghị viện, lại không chọn lựa thủ tục hợp hiến và hợp pháp để truy tố TT Thiệu như Hạ viện Hoa Kỳ đã làm đối với Nixon, mà lại tổ chức xuống đường, bạo động, tấn công lực lượng Cảnh sát và đốt phá công ốc và xe Cảnh sát.
'-Muốn tìm hiểu tại sao miền Nam thua thì phải tìm câu trả lời cho ít nhất là 4 câu hỏi sau đây:
'1/ Tại sao Cộng Sản đã thắng Quốc Gia khi bọn chúng cướp được chính quyền từ trong tay của người Quốc Gia hồi năm 1945?
'2/ Tại sao Cộng Sản đã thắng Pháp khi Hiệp định Geneve 1954 ban cho Cộng Sản phân nửa đất nước?
'3/ Tại sao Cộng sản đã thắng Hoa Kỳ khi Hiệp định Ba Lê đuổi lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh gồm hơn 600 ngàn binh sĩ ra khỏi Việt Nam, nhưng lại chấp nhận cho 200 ngàn chủ lực quân xâm lăng Bắc Việt ở lại miền Nam?
'4/ Tại sao trong hai năm 1974 và 1975 Cộng sản Bắc Việt được Nga Sô và Trung Cộng gia tăng gấp đôi quân viện thì VNCH lại bị Hoa Kỳ cắt đứt 70% quân viện năm 1974 và chấm dứt hẳn mọi viện trợ vào đầu năm 1975 v.v...
'Vì thực chất của chiến tranh Việt Nam không phải là một cuộc chiến quân sự đơn thuần, mà là một cuộc chiến toàn diện nặng về chính trị và ngoại giao hơn là về quân sự. Chiến tranh Việt Nam cũng không phải bắt đầu từ khi người Mỹ tung quân vào miền Nam, mà thật sự bắt nguồn từ khi tướng Leclerc mang quân thuộc địa tái chiếm Nam Kỳ hồi năm 1946. Chiến tranh Việt Nam cũng không phải là một cuộc chiến giữa hai phe Cộng sản miền Bắc và Quốc gia miền Nam, mà là một cuộc xung đột giữa hai luồng tư tưởng triết lý chính trị, giữa hai lối sống tự do và nô lệ, giữa hai mô hình tự do dân chủ và cộng sản độc tài trên thế giới. Nói tóm lại giữa Thế giới Cộng sản và Thế giới Tự do. Hay nói một cách khác, cội rễ của chiến tranh xâm lăng miền Nam cũng không phải bắt đầu từ lúc CSBV tung quân vào Nam sau hiệp định Geneve hay hiệp định Ba Lê, mà đã bắt nguồn từ khi Hồ Chí Minh nhận chỉ thị của Borodin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương hồi năm 1930 với sứ mạng nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á.
**Khi Đồng minh tháo chạy:
*'Gần đây (năm 2001), một nhà báo, ông Christopher Hitchens, đã viết cuốn sách tựa đề ''Xét xử Henry Kissinger'' (The Trial of Henry Kissinger) đem ra đầy đủ bằng chứng dựa trên những tài liệu mới được giải mật, về những sự lạm dụng quyền hành, và những hàng động thiếu lương tâm mà Kissinger đã hành xử đối với các nước đồng minh, ngoài các nước Đông Dương, còn có Chile, Bangladesh, Santiago, Nicosia và East Timor.
'Đối với Miền Nam, có thể là ông đã hối hận phần nào, nên 5 năm sau ngày sụp đổ, vào đầu năm 1980, ông có viết một lá thư riêng cho Tổng thống Thiệu: ''Tôi không trông đợi sẽ thuyết phục được Ngài. Ít nhất tôi có thể cố gắng xin Ngài tin tưởng ở lòng hối hận và kính trọng vẫn còn của tôi'.
'Như vậy, Nixon đã tiết lộ rõ ràng là Hoa Kỳ muốn rút quân khỏi Việt Nam để chỉ đối lấy việc thả tù binh và một cuộc ngưng bắn'.
'Hơn một tháng sau ngày miền Nam sụp đổ, trong một buổi nói chuyện tại Hiệp Hội Nhật Bản ở New York (16-8-1975), Kissinger bình luận về cuộc chiến Việt Nam: thất bại là vì miền Nam thiếu ý chí chiến đấu: ''Những cố gắng từ bên ngoài vào cũng chỉ có thể là bổ túc, chứ không thể tạo ra được những cố gắng và ý chí chiến đấu cho người trong nước''.
'Viết về những tranh cãi giữa mình với ông Thiệu lúc hòa đàm Paris, Kissingerđã phê phán:
...
'Ông Thiệu chẳng bao giờ bàn cãi về quan niệm. Thay vào đó, ông ta đấu tranh theo dúng cung cách Việt Nam: gián tiếp, quanh co, bằng phương pháp làm cho đối phương mệt nhoài hơn là làm sáng tỏ công việc, luôn luôn châm chích mà không đi thẳng vào vấn đề - cái phương pháp mà qua bao nhiêu thế kỷ, người Việt Nam đã dùng để bẻ gẫy tinh thần ngoại bang trước khi đánh bại đối phương ở một trong những trận tấn công anh hùng của họ'.
**Hồi ký Võ Long Triều:
'Nói về Nguyễn Cao Kỳ, tôi phải ngay tình nhìn nhận, tôi có duyên may biết được hai ông Nguyễn Cao Kỳ. Một Nguyễn Cao Kỳ có lòng với đất nước, có chí cao ''đội đá vá trời'', trung thành với bạn. Và một Nguyễn Cao Kỳ chủ quan, mơ việc lớn nhưng không lượng được sức mình, có khí phách anh hùng nhưng vì thiếu sáng suốt nên ẩu tả, bạt mạng theo kiểu cao bồi của phim truyện, tự biến mình thành kẻ hàng thần nhục nhã''.
(trích sđd trang 189)
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.