Vua Hùng thứ 18 đến đóng đô ở đất Việt Trì, Phong Châu, lấy quốc hiệu là Văn Lang.
Nhà vua có một cô con gái rất xinh đẹp đặt tên là Mỵ Nương. Vua Thục là Phán cầu hôn, vua Hùng không gả vì muốn chọn một người rể tài giỏi, là người trong nước, hầu có thể thuận lợi trong việc giúp nhà vua cai trị phát triển quốc gia & dân tộc.
Khi nhà vua ra bảng tuyển phu cho Mỵ Nương, có hai chàng trai tuấn tú tới xin cầu hôn. Một chàng là Sơn Tinh, một chàng là Thủy Tinh.
Sơn Tinh thuộc về dòng dõi 50 người con theo cha Rồng xuống biển, nay trở lại và cư trú tại núi Tản Viên, nên sau này được tôn là Tản Viên Sơn Thần.
Thủy tinh là một vị thần ngoài biển cả.
Cả hai đều tài giỏi, có phép thuật cao cường, nên vua Hùng không biết chọn ai, đành hẹn ngày hôm sau, ai đem lễ vật đến sớm sẽ được lấy Mỵ Nương làm vợ.
Sơn Tinh có binh tướng là các loài thú vật, trong đó con gà bày mưu sẽ gáy sớm trước giờ để lính canh cổng tưởng trời đã sáng, mở cổng thành cho vào dâng lễ vật trước, đón Mỵ Nương về núi.
Thủy Tinh đến sau, tức giận dẫn binh tướng là các loài tôm, cua, cá... làm mưa to gió lớn, dâng nước đuổi theo.
Thủy Tinh tạo gió lớn, mưa to, sóng cả... dâng nước cao đến đâu, thì Sơn Tinh lại bình tĩnh nâng núi lên cao hơn, khiến Thủy Tinh không làm gì được, phải rút quân về biển.
Tuy nhiên mỗi năm, Thủy Tinh vẫn nhớ chuyện cũ, làm mưa to gió lớn, dâng nước lên cao để đánh Sơn Tinh, nên hàng năm vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, ở vùng đồng bằng Bắc Việt vẫn xảy ra mưa to gió lớn. gây bão lụt.
Tương truyền Sơn Tinh học được bí quyết trường sinh và nhiều phép lạ của thần tiên, trở thành bất tử và rất hiển linh, từng nhiều lần giúp quốc gia và dân tộc Việt qua khỏi những tai nạn lớn, nên được tôn là Đệ Nhất Phúc Thần của người Việt, đồng thời là một trong bốn vị thần Tứ Bất Tử, được dân chúng kính mến lập đền miếu thờ phượng ở nhiều nơi.
Ý nghiã trong nội dung sự tích Tản Viên Sơn Thần
Câu chuyện Tản Viên Sơn Thần, thường được kể là chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, một cổ tích quan trọng hàng đầu của người Việt từ xưa đến nay, mang nội dung với những ngụ ý cao đẹp như sau:
1/ Câu chuyện nhằm lý giải hiện tượng bão lụt hàng năm:
Từ một hiện tượng thiên nhiên mưa to, gió lớn, gây bão lụt hàng năm, người Việt từ xa xưa đã có óc sáng tạo tuyệt vời, tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh đánh nhau với Thủy Tinh để lý giải, tạo niềm tin xây dựng tín ngưỡng dân tộc tôn thờ Nhân Thần ngay từ buổi ban đầu, thay thế các loại thần siêu nhiên như thần núi, thần sông, thần mưa, thần gió... sớm thể hiện được đặc tính văn hóa nhân bản khá lý thú, bày tỏ lòng biết ơn với những người có công đắp đê chống lũ lụt.
2/ Câu chuyện là một bài học về chống bão lụt:
Việc Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu, Sơn Tinh hóa phép làm núi cao hơn, là bài học dạy cách chống nước dâng cao bằng phương pháp đắp đê vững vàng, bản trường ca của người dân Việt vùng đồng bằng sông Hồng hàng năm chống lũ lụt, tạo dựng nên một hệ thống đê điều rất vĩ đại từ xa xưa.
3/ Câu chuyện là một triết lý sống:
Trong khi Thủy Tinh vọng động rất mực, làm mưa to gió lớn, dâng sóng nước ào ạt tấn công, thì Sơn Tinh lấy Tĩnh chế Động, chỉ lặng lẽ quanh năm đắp đê nâng cao mặt đất để chắn nước, ngay khi nước chưa tới, không để 'nước đến chân mới nhảy'.
Đây chính là một triết lý sống của người Việt, khi biết nhìn xa trông rộng, ung dung tự tại trong việc chống lại không chỉ sức mạnh của thiên nhiên, mà còn cả trong những trận chiến chống xâm lăng và trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy mà trải bao can qua, đất nước Việt vẫn trường tồn vững vàng, nòi giống Việt vẫn ung dung tự tại phát triển thăng hoa.
Triết lý này dạy mọi người nhân sinh quan không nên để 'nước đến chân mới nhảy', mà phải lo toan tiên liệu mọi sự, hầu có thể đề phòng trước các việc bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.
Câu chuyện còn cho thấy hai yếu tố đất và nước trong cuộc đấu tranh sinh tồn, phải giành từng tấc đất với thiên tai bão lụt trong việc bảo vệ mùa màng. Là một xứ nông nghiệp, cần đất đai hơn biển cả, nên dân tộc Việt đã tôn thờ Địa linh song song với Nhân kiệt, suy tôn Sơn Tinh là một vị nhân thần - đồng thời cũng là vị thần thay thế hết các thiên thần trong thiên nhiên như mưa, gió, sấm, sét... lấy núi Tản Viên làm tổ sơn, hình thành một quốc gia phát triển quanh cột mốc là ngọn núi này, để từ đó mở mang bờ cõi.
4/ Câu chuyện thể hiện cơ mưu:
Việc Sơn Tinh sai quân giả tiếng gà gáy sớm, để vào thành trước giành thắng lợi, cho thấy người Việt từ xưa đã giỏi vận dụng mưu trí, biết lợi dụng những đặc điểm của các loài thú vào công việc, thuần dưỡng nhiều loài thú thành gia súc, gia cầm, để giúp việc trong lao động cũng như giúp bồi bổ sức khỏe trong dinh dưỡng.
Trong các trận chiến chống xâm lăng, rất nhiều lần nhờ biết các ưu khuyết điểm của các loài vật, từ nhỏ bé như con ong tới to lớn như con voi... mà người Việt đã tìm cách ứng dụng vào các trận chiến lớn nhỏ, giành thắng lợi.
Việc vua Quang Trung biết loài voi tuy dữ nhưng lại sợ lửa, thực hiện đánh hỏa công phá tan đàn voi trận của Thái Lan. Việc dùng tổ ong để làm chậm sự truy đuổi của địch, hầu có thêm thời gian lẩn trốn... là những thí dụ điển hình cụ thể lý thú.
5/ Câu chuyện thể hiện tình đồng bào:
Sơn Tinh thuộc dòng dõi 50 người con theo cha Rồng xuống biển, đã trở lại vùng cao để sinh sống, đem những hiểu biết về thủy lợi, thủy hại... chống lũ lụt giúp mọi người, thể hiện tình 'đồng bào' biết lo toan cho nhau từ việc lớn đến việc nhỏ, thân thương rất mực. Tương truyền, Sơn Tinh là người dạy dân Việt biết chế tác các dụng cụ đánh bắt cá hữu hiệu hơn, đào ao nuôi cá, làm thuyền và dùng buồm, khai thác các nguồn lợi từ biển cả...
6/ Câu chuyện thể hiện lòng nhân:
Các cổ tích về Tản Viên Sơn Thần có kể thêm chuyện Sơn Tinh khi thiếu thời đã cứu được một con cá thần (có tích nói là một con rắn nhỏ) là thái tử của Thần Biển tức Long Vương, nên được trả ơn bằng một quyển sách dạy nhiều phép biến hóa. Chính nhờ quyển sách này, Sơn Tinh đã hiểu rõ các loại phép biến hóa của Thủy Tinh, mà đương đầu thắng lợi.
Lòng nhân ái cứu cả những con vật nhỏ bé, thường thấy trong các loại cổ tích, sự tích của người Việt Nam từ xa xưa, thế hiện đức tính nhân từ bác ái với cả người và vật. Một khi cứu giúp các loài vật dù nhỏ mọn cũng sẽ được đền ơn đáp nghiã lớn lao, là bài học về luân lý - giáo dục tình cảm thương yêu muôn loài rất vị tha bác ái. Như con cóc ăn nhiều sâu bọ làm hại mùa màng, được coi trọng:
'Con cóc là cậu ông trời,
'Ai mà đánh nó thì trời đánh cho.
7/ Câu chuyện thể hiện đức lớn qua nước cờ chính trị cao:
Tương truyền khi Hùng Duệ Vương tuổi cao, bị thủ lĩnh Âu Việt là Thục Phán chia quân 5 đạo tiến đánh. Hùng Duệ Vương mời Sơn Tinh về triều trao quyền hành cầm quân chinh phạt. Sơn Tinh điều binh đánh bại Thục Phán, khiến Thục Phán phải xin giảng hòa, hàng năm triều cống.
Hùng Duệ Vương không có con trai, muốn truyền ngôi vua cho Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh từ chối, khuyên vua trao ngôi cho Thục Phán để tránh họa binh đao giữa hai bộ tộc thân thiết, vì Âu Lạc chính là quê của bà Âu Cơ - Mẹ Việt xa xưa. Sơn Tinh chỉ bắt Thục Phán phải thề sẽ đem hết tâm sức ra phát triển quốc gia dân tộc.
Thục Phán được nối ngôi vua Hùng, xưng là An Dương Vương, dựng cột đá ghi ơn trên núi Nghiã Lĩnh, khắc câu thề:
'Nguyện có trời cao lồng lộng chứng giám xét soi, xin đời đời giữ gìn non sông bền vững và trông nom miếu vũ họ Hùng, sai lời thề sẽ bị trăng vùi, gió dập'.
An Dương Vương cảm ơn Sơn Tinh đã đánh thắng mình, mà còn khuyên vua Hùng Vương truyền ngôi cho mình, nên cắt đất nhường cho Sơn Tinh cai quản vùng đất Tản Viên một cõi. Đồng thời, An Dương Vương còn ghi ơn bằng việc tu sửa xây dựng đền miếu trên núi Nghiã Lĩnh, lập nơi thờ 18 vua Hùng Vương, di tích còn tồn tại đến nay.
Ở đây cho thấy đức lớn của Sơn Tinh là không tham quyền, không muốn vì quyền hành mà gây binh đao tương tàn giữa các bộ tộc anh em gần gũi, từng một thời thân thiết.
Nhờ vậy mà Sơn Tinh đã cảm hóa được Thục Phán, khiến Thục Phán từ một kẻ thù nghịch trở thành người cầm cân nảy mực, làm tốt công việc quốc gia đại sự.
Đây là một bài học cao thâm về thu phục nhân tâm rất sâu sắc của người xưa, khi có thể biến kẻ thù thành kẻ phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc.
Bài học này ít thấy trong lịch sử của nhân loại?
Sự thờ phượng Tản Viên Sơn Thần
Theo các sự tích cổ, thì Sơn Tinh đã giúp vua Hùng dạy dân Việt cách dùng lửa, mang ánh sáng và hơi ấm cho người dân. Sơn Tinh còn dạy người dân biết cách đánh cá, tìm cách săn bắt và chăn nuôi thủy sản ở các vùng sông nước, phong phú hóa nguồn thức ăn của dân chúng - khi trước đó người dân Việt đương thời mới chỉ biết gặt hái và chăn nuôi gia súc.
Sơn Tinh còn báo mộng cho dân chúng đắp đất làm thủy lợi chống lụt lội, giữ nước để cày cấy trong thời gian khô hạn.
Do vậy, An Dương vương đã phong Sơn Tinh là 'Nguyên Thánh' tức vị Thánh được sắc phong đầu tiên.
Các triều đại về sau phong là 'Sơn Thánh', lấy núi Tản Viên làm tổ sơn của Quốc Gia & Dân Tộc trong văn hóa thờ Địa linh & Nhân kiệt. Tinh thần 'bái thiên - bái địa' bắt đầu nhường bước cho tinh thần 'bái nhân'.
Sơn Thánh được nhiều nơi trong nước lập đền thờ, nhiều nhất ở Phong Châu và Trường Châu xưa.
Nhiều làng ven hạ lưu sông Hồng, sông Đà, sông Đáy... xây dựng đền thờ tôn Sơn Thánh làm 'Đương Cảnh Thành Hoàng' để phù hộ cho dân làng chống lũ lụt và nước biển dâng tràn.
Các đền thờ Sơn Thánh khi cầu đảo có nhiều linh ứng, nên các triều đại đều làm sắc phong.
Đời nhà Lý, vua Nhân Tông cho xây đền Sơn Thánh ở ngọn thứ nhất núi Tản Viên, có lầu cao 12 tầng. Đền này cầu đảo có nhiều linh ứng, nên các triều đại đều có làm sắc phong thêm mỹ tự.
Duệ hiệu của thần là: Long huân, Phổ trạch, Minh hy, Tuy linh, Hạo sáng, Tuấn tĩnh, Ba Vì Tản Viên Quốc phủ.
Vì núi Tản Viên có 3 ngọn nên thần có danh việt Ba Vì Quốc Chủ.
Nay ở núi Tản Viên có 3 đền:
So sánh với vua Vũ trong Kinh Thư của Trung Quốc:
Trong Thiên II: Thuấn Điển của Kinh Thư Trung Quốc, có kể việc vua Vũ nhờ tài trị thủy mà được vua Thuấn truyền ngôi như sau:
Đọc những lời vua Thuấn khen vua Vũ về công lao trị thủy và đức độ của vua Vũ, chúng ta thấy Sơn Tinh Tản Viên của Việt Nam chúng ta cũng có đầy đủ những đức tính như vua Vũ, như 'không tự mãn, không khoe tài, không khoe công...'.
Nhưng trong khi vua Vũ nhận phần thưởng bằng ngôi vua, thì Sơn Tinh Tản Viên của Việt Nam đã không màng ngôi cao, sẵn sàng nhường cho kẻ khác để đổi lấy sự thanh bình cho muôn dân. Hành vi này thật cao cả vô cùng, nhân gian ít thấy.
Câu chuyện Sơn Tinh mang nhiều nội dung cao đẹp, rất đáng lý giải để truyền tụng đề cao. Thật là đáng tiếc, khi bấy nay các học giả đã chỉ hời hợt nhìn thấy những điều 'truyền kỳ', mà không nhìn ra những đạo lý 'cao kỳ' đáng đề cao để lưu truyền.
Thế kỷ 15, sử thần Ngô Sĩ Liên có những nhận định thiển cận về sự tích này, khi phê phán:
Nhận định của Ngô Sĩ Liên, cho thấy vị sử thần này chỉ nhìn sự tích một cách nông cạn, mà không nhận ra những ẩn dụ của sự tích bao hàm nhiều bài học về chính trị, đạo đức... rất cao đẹp?!
Thế kỷ 20, sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược cũng không nghiên cứu tìm hiểu thêm, vẫn còn nhận định một cách vụ tại:
Hai vị sử gia Việt sống cách nhau 500 năm, người ảnh hưởng đông phương - kẻ ảnh hưởng tây phương, nhưng vẫn chỉ có những nhận định coi nhẹ các giá trị tinh thần dân tộc, không chịu suy cứu thâm sâu, hầu có thể từ đó đưa ra những bài học uẩn áo mà tiền nhân đã dầy công xây dựng, để răn dạy hậu thế.
Dĩ nhiên người bình thường đâu có thể hiểu rằng: Ngay như các chuyện ma trong tác phẩm Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh cũng có nội dung giáo dục nhân luân.
Nhưng các bậc trí giả có trình độ học thuật đông tây cao thâm, soạn sử sách cho nhiều đời mà cũng nghĩ như vậy, thì quả là đáng buồn thay?!
Cuộc chiến tranh Quốc - Cộng hậu bán thế kỷ XX kết thúc, cho thấy Miền Nam chấp nhận để Miền Bắc cầm quyền năm 1975, mong sẽ thanh bình thịnh trị, như hảo ý của Tản Viên trao quyền cho Thục Phán.
Rất tiếc Việt Cộng đã không đủ tâm thức để nhìn ra nghiã cử cao đẹp, coi như một chiến thắng để chiếm đoạt, khi coi các thứ đều là chiến lợi phẩm một cách thấp hèn, lấy việc để bọn cán bộ đảng viên tham ô như một cách trả ơn các công thần của chế độ, khiến dân tộc lâm cảnh khốn cùng, lạc hậu... muôn vàn khó khăn.
Việc xưa là thế, việc nay như vậy, cũng là do các nhà văn hóa bấy nay không am hiểu những bài học cao thâm qúy giá của tiền nhân, diễn giải giúp mọi người thấm nhuần các điều hơn lẽ thiệt vào tâm thức, để có thể biến thành các hành động có ý thức chung ích quốc lợi dân?!
Đây chính là hậu quả tai hại của cái học vọng ngoại của nền giáo dục vong bản bao lâu nay vậy?!
Ngày nay, muốn phát triển quốc gia & dân tộc, vấn đề giáo dục và văn hóa cần được đặt lên hàng đầu để chỉnh trang, làm lại từ đầu, mới mong các thế hệ mai hậu không bị vong thân như các thế hệ đã qua?
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.