Lễ vật dùng để dâng cúng của người Việt Nam thường được quan niệm rất giản đơn nhưng lại rất ý nghiã, là có gì cúng cái đó, miễn là đạt được sự thanh khiết ở phẩm vật và lòng thành ở người dâng cúng.
Điều này ngày nay được thể hiện ờ Hòa Hảo Giáo - một tôn giáo mang nhiều đặc tính dân tộc cổ truyền - khi Đức Huỳnh Giáo Chủ quan niệm người nghèo với lòng thành, chỉ cần dâng cúng hương hoa và nước lạnh là đủ. Ban thờ cũng chỉ là một cái bệ nhỏ ngoài trời.
Ngoài những lễ vật bình thường, người Việt đã coi trọng 5 phẩm vật dùng để dâng cúng, có sự tích kèm theo mang nội dung đề cao tính đạo lý, triết lý, tâm lý, tình cảm... của lễ vật; thể hiện câu tục ngữ 'Có thực mới vực được đạo' - tức ngoài sự thanh khiết của vật thực ra, còn quan niệm dùng một số món ăn làm lễ vật có những nghiã lý sâu sắc để gửi gấm những ý tình đạo lý cao đẹp, lưu truyền những bài học về nhân luân từ đời nọ qua đời kia.
Như vậy khác với Trung Hoa và nhiều nước trên thế giới, duy nhất người Việt có lễ vật dâng cúng bao hàm được cả hai phần nội dung và hình thức - tức vật chất lẫn tinh thần - thể hiện sự thăng hoa rất cao trong niềm tin siêu hình, mang nhiều tính văn hóa hơn tính tôn giáo.
Nhìn chung, các phẩm vật dâng cúng của người Việt xa xưa có trình tự như sau:
Chính nhờ quá trình trân trọng rất mực này, đã khiến ai nấy có điều kiện suy tưởng trong việc thờ phượng, mà nảy sinh ra các ý nghĩ sâu đậm về nhân luân, khiến một số lễ vật trở thành cao qúy thiêng liêng trong tâm hồn người Việt.
5 lễ vật chủ yếu là:
1/ Bánh Trôi & Bánh Chay tức Bánh Mẹ Trăm Con.
2/ Bánh Dày & Bánh Chưng
3/ Bánh Phu Thê
4/ Trầu Cau
5/ Dưa Hấu
Trong Kinh Thư Trung Quốc, Thiên II : Thuấn Điển, có phần đề giải về Ngũ Lễ (5 lễ) như sau:
Các lễ vật gồm có lụa, 2 loài vật còn sống, dê con, chim nhạn, chim trĩ...
(trích trang 43 - Kinh Thư do Thẩm Quỳnh dịch)
Trong Thiên XV: Lạc Cáo của Kinh Thư Trung Quốc, có ghi:
Nhìn vào các loại lễ và lễ vật trên ngày xưa của Trung Quốc, chúng ta thấy rất khác với quan niệm về lễ và lễ vật của người Việt, khi chưa bị các nền văn hóa ngoại lai làm cho tha hóa, biến dạng.
Cụ thể như 5 thứ lễ kể trên trong Kinh Thư, thì thấy thiên về mê tín dị đoan, khi dùng lễ để cầu xin về các việc Cát, Hung, Quân, Tân, Gia; trong khi người Việt dùng lễ để suy tôn Địa Linh & Nhân Kiệt, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, tôn trọng những nơi chốn đã ghi lại những sự việc thiêng liêng, hoặc các chiến tích lịch sử oai hùng... thể hiện một văn hóa 'Tri ân' & 'Noi gương' rất sâu sắc, hình thành một 'Tâm Đạo' về nhân luân & nhân bản chứa chan tình nghiã, không bái thiên bái địa theo cung cách mê tín dị đoan cầu xin lợi lộc riêng tư.
Các lễ vật của Trung Quốc là những sinh vật dung tục khi chưa được chế biến cho tinh khiết; còn lễ vật của Việt Nam đề cao những phẩm vật được chế biến đầy sáng tạo một cách tinh khiết, hoặc là những cây trái thiên nhiên được kết hợp dung dị, nhưng lại kèm theo những nội dung triết lý, luân lý, tâm lý, tình cảm... rất cao siêu.
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.