Vua Hùng thứ 18 thấy một đứa trẻ thông minh đĩnh ngộ, nhận làm con nuôi, đặt tên là Mai Yển, sau lấy hiệu là An Tiêm.
Khi An Tiêm khôn lớn, được nhà vua tin dùng, gả cho người cháu gái làm vợ.
Hai vợ chồng làm ăn tài giỏi chăm chỉ, trở nên giàu có quyền qúy, được ai nấy hết lời khen ngợi.
Nhưng khi có người lại cho rằng An Tiêm chỉ nhờ vào thế lực của nhà vua, mới có thể làm nên vẻ vang như vậy, thì An Tiêm cho rằng:
Do tính An Tiêm thẳng thắn, ghét sự xu nịnh, nên bị một số kẻ ganh tỵ thù ghét, xuyên tạc câu nói của An Tiêm tâu với nhà vua, là An Tiêm tự cho sự nghiệp do mình làm nên, không phải do công ơn của nhà vua giúp đỡ.
Nhà vua nghe vậy, muốn biết xem An Tiêm có phải là người tự xây dựng nên sự nghiệp như lời nói của An Tiêm hay không, nên ra lệnh đưa An Tiêm tới một vùng biển hoang vu, giáp ranh hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân (nay thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).
Khi bị đi đầy, An Tiên chỉ muốn đi một mình, vì cho rằng tội ai người ấy chịu, nhưng vợ An Tiêm là người phụ nữ khảng khái, đã nói với chồng:
An Tiêm thấy vợ khí khái như vậy, biết khó cản ngăn, mới đành để cho vợ con đi theo mình, đến nơi khó khăn đầy thử thách.
Khi đến nơi bị đầy ải, vợ chồng con cái An Tiên quả cảm trong cuộc sống mới, cùng nhau khai quang, kiếm chỗ thích hợp dựng nhà, tìm chỗ có nước tưới gieo trồng một số cây và hạt mang theo như khoai lang, đậu phọng, bầu bí...
Hàng ngày An Tiêm xuống biển bắt cá, mò trai hến đem về ăn. Vợ An Tiêm lượm hái các loại rau quả, đào các loại củ có thể nấu ăn được, để sống qua ngày. Do ai nấy chăm chỉ tưới bón vun trồng, nên chỉ ít lâu sau khu đất trở nên xanh tươi với những loại cây trồng ngắn ngày đã đơm hoa kết trái, giúp gia đình An Tiêm có thể sống ung dung tự tại giữa thiên nhiên.
Khi gia đình An Tiêm đã trồng trọt, biến nơi hoang vu thành vườn tược tốt tươi, hoa trái xum xuê, chim chóc các nơi kéo về sinh sống làm tổ, như câu 'đất lành chim đậu'.
Một lần có giống chim lạ bay từ phiá Tây tới, nhả một số hạt cây đen óng trên một luống đất trồng hoa màu của An Tiêm.
Ít lâu sau, những hạt này nảy mầm mọc thành một thứ cây leo bụ bẫm, lá xanh to rất tươi tốt, rồi đơm hoa kết trái thành một loại quả lớn như cái nồi nấu cơm, có vỏ cứng màu xanh. Khi bổ ra thấy bên trong màu đỏ tươi có nhiều nước, ăn thử thấy ngon ngọt lạ lùng. Đặc biệt trái lớn nhờ vỏ cứng, mà có thể để lâu không bị hư thối.
An Tiêm là người giỏi kinh doanh, biết đây là một giống quả lạ quý hiếm chưa từng thấy, nên tìm cách phát triển, lấy nhiều hạt rắc trồng thành những khu vườn rộng.
Khi đến mùa trái chín, An Tiêm đem thả xuống nước nhiều trái, ghi xuất xứ trên vỏ các trái dưa, cho rằng nếu ai thấy quả lạ vớt lên ăn, thấy ngon sẽ đi tìm nơi có trái để mua bán.
Quả nhiên, chí ít lâu sau đã có người theo các chỉ dẫn vẽ trên trái dưa, tìm tới mua loại trái cây ngon lành qúy hiếm, có thể cất giữ lâu ngày, chở đi bán ở khắp nơi. Nhiều người tìm đến thấy cây cối hoa màu tốt tươi, muốn sinh cơ lập nghiệp, được An Tiêm giúp đỡ khẩn hoang trồng dưa, làm ăn buôn bán phát đạt. Nhờ vậy mà chẳng bao lâu nơi An Tiêm bị lưu đầy trở nên đông đúc trù phú, trên bến dưới thuyền, như một khu thị tứ buôn bán phồn thịnh.
Hết hạn lưu đầy, nhà vua cho người đi thăm An Tiêm, xem cuộc sống của An Tiêm có đúng như lời An Tiêm nói, là chỉ trông cậy vào tài sức của mình là chính, hơn là nhờ vả vào sự giúp đỡ của người khác hay không?
Khi tới nơi lưu đầy An Tiêm, thấy từ một chốn hoang vu ngày trước, nay trở thành đông đúc phồn thịnh, thì ai nấy mới tin An Tiêm quả là người tài giỏi, có thể tự mình tay trắng làm nên sự nghiệp vẻ vang.
Vua Hùng thấy vậy, triệu An Tiêm về trọng dụng, giao cho chức quan lo phát triển canh nông và thương mại, giúp dân khẩn hoang.
Về sau, để nhớ công ơn về trái dưa hấu và công việc khẩn hoang buổi đầu của An Tiêm, trái dưa hấu được dùng để làm lễ vật thờ cúng An Tiêm và các bậc tiền nhân dày công lao với gia đình, xã hội... rồi trở thành thịnh hành ở miền Nam Việt, là nơi những người di dân khẩn hoang, theo gương An Tiêm lập nghiệp thành công, tạo được những vùng lãnh thổ mới phồn vinh của quốc gia dân tộc.
Phân tích nội dung sự tích Quả Dưa Đỏ
A/ Ghi chép chưa đúng về chuyện Quả Dưa Đỏ:
**Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh - Kiều Phú, cho rằng An Tiêm là người nước ngoài, tin ở thuyết 'tiền thân'... có thể do tác giả chịu ảnh hưởng Phật Giáo. Vì thời vua Hùng nước Việt chưa có thuyền bè thông thương, nên cũng chưa có người nước ngoài tới? Và thuyết 'Nhân Quả' nói về 'tiền thân - hậu thân' của Phật Giáo cũng chưa có, khi Đức Phật chưa đản sinh?
**Sách Lĩnh Nam Chích Quái cũng cho rằng khi An Tiêm phú qúy, có cả 'quan lại trong triều đến nịnh hót, để nhờ vả' nên từ đó sinh ra việc An Tiêm bị thù ghét, vu oan cho những lời nói phạm thượng? Điều này có lẽ chỉ có ở chốn triều chính lớn rộng về sau này mà thôi?
**Vua Hùng là người giỏi và An Tiêm là người tài, nên có thể đây là một sự thử thách giữa vua tôi. Câu chuyện cho thấy sau đó ít năm vua Hùng có sai quan đi xem xét thực hư về cuộc sống mới của An Tiêm, rồi vời An Tiêm về giúp việc như cũ, không hề có sự đố kỵ ghét bỏ?
B/ Những giá trị của sự tích Quả Dưa Đỏ:
Từ một số tình tiết chính yếu của chuyện Quả Dưa Đỏ, nếu đem viết lại theo tinh thần xây dựng mang tính tốt đẹp của người và việc, chúng ta sẽ thấy sự tích bao hàm nhiều bài học giá trị lớn lao như sau:
1/ Đạo đức Cá Nhân:
Nhân sinh quan của An Tiêm thể hiện tinh thần tự tin, tự lập, tự cường, không nhờ vả nô lệ vào người khác. Nhân sinh quan này có từ nhiều ngàn năm trước do câu nói của An Tiêm, sau này Mạnh Tử mới tư duy, khai triển thành việc đề cao 'tâm khí', nuôi dưỡng 'khí hạo nhiên', được Nguyễn Công Trứ đề cao trong bài Kẻ Sĩ:
'Khí hạo nhiên chí đại, chí cương,
'So chính khí đã dầy trong trời đất.
Do tinh thần tự tin, tự chủ, tự cường này, mà từ cuộc sống quyền qúy nơi cung vua, đến cuộc sống dân giả cô độc nơi hoang vu, An Tiêm đều có thể tự thích ứng với hoàn cảnh sống, vượt qua các thử thách khó khăn, tạo được thành quả tốt đẹp lớn lao trong cuộc sống.
So sánh nhân vật An Tiêm xa xưa của Việt Nam, với nhân vật Robinson Crusoé của nhà văn Daniel Defoe viết năm 1719 - tiểu thuyết hóa câu chuyện của người lính thủy Alexander Selkirk sống 5 năm trên đảo hoang, thì:
Ngày nay, khi bọn Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam, tung ra chiêu bài 'Nhờ ơn Bác và Đảng' mọi người mới được như thế... rất nhiều người Việt đã không chấp nhận sự láo khoét của lối tuyên truyền bịp bợm, nên hàng triệu người Việt ở cả hai miền Nam Bắc, đã noi gương An Tiêm tự bò nước ra đi với hai bàn tay trắng trong gian nguy, để rồi chỉ ít năm sau đã làm lại cuộc đời nơi quê hương mới, với những thành quả rực rỡ về kinh tế, giáo dục, chính trị... chẳng khác gì An Tiêm xa xưa.
Trong thời gian bị Việt Cộng giam giữ tù đầy sau năm 1975, rất nhiều sĩ quan VNCH đã tìm cách lưu trữ hạt giống của các loại cây rau đậu ngắn ngày, bị đầy đến đâu trồng đến đó để mưu sinh thoát hiểm. Nhờ vậy mà mặc dù bị bọn Việt Cộng không cung cấp thực phẩm đầy đủ, ai nấy vẫn có thể có thêm vật thực để tăng khẩu phần dinh dưỡng, giữ được sinh mạng cho đến ngày về.
Đây chính là tinh thần An Tiêm, đã được nuôi dưỡng và phát huy một cách tốt đẹp trong truyền thống tự cường và tự mưu sinh thoát hiểm của dân tộc Việt Nam?
2/ Đạo Đức Gia Đình:
Nhà vua chỉ muốn lưu đầy một mình An Tiêm, nhưng vợ An Tiêm đã thể hiện tinh thần gắn bó keo sơn giữa vợ chồng trong truyền thống gia đình Việt Nam, khi nhất định theo chồng đến nơi khó khăn, để đồng lao cộng khổ, vui buồn sống chết bên nhau.
Tinh thần này được người phụ nữ Việt trong Thế kỷ 20 thể hiện một cách can trường và đảm đang nhiều hơn thế nữa.
Thực vậy, sau cuộc chiến bạo tàn kéo dài bao năm, đến khi chấm dứt vào năm 1975 thì bọn bạo quyền Việt Cộng lại tìm cách tù đầy để đàn áp bóc lột người dân miền Nam Việt, qua việc bắt quân cán chính miền nam vào các trại cải tạo giam cầm đầy đọa; đánh tư sản mại bản và tịch thu tài sản của người chế độ cũ... để cướp trắng trợn tài sản của người miền nam... khiến cả miền đất phồn vinh một thời, bỗng trở thành nơi dân chúng đói kém nghèo nàn, khi bao nhiêu tiền bạc tài sản nhà cửa bị bọn bạo quyền Việt Cộng nhân danh lý thuyết XHCN, vơ vét cướp bóc hết cho đảng và cá nhân bọn cán bộ nắm quyền hành.
Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn này, người phụ nữ Việt đã phải chật vật một mình đối phó với những khắc nghiệt về chế độ hộ khẩu, phân phối lương thực với các thứ theo tem phiếu, quản lý độc quyền mọi thứ hàng hóa tiêu dùng... khiến không ai có thể làm ăn buôn bán sinh sống tử tế.
Đến khi chồng con hết hạn tù đầy cải tạo trở về, người phụ nữ Việt lại phải lo giúp chồng con vượt thoát ra nước ngoài, làm lại cuộc đời; một mình ở lại đối phó với bọn công an, bọn phường khóm... hăm he hoạnh họe cắt hộ khẩu, đuổi đi các khu kinh tế mới, gây không biết bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống.
Khi chồng con đến bến bờ tự do an toàn, bảo lãnh qua quê hương mới, người phụ nữ Việt lại giúp chồng con không chỉ ổn định cuộc sống mới, mà còn giúp phát huy tiềm năng, tạo nên những khu vực thị tứ giàu có sầm uất, hình thành những thế hệ học sinh sinh viên tài giỏi... chẳng khác gia đình An Tiêm thuở xa xưa, biến vùng đất lưu đầy thành chốn buôn bán trồng tỉa thịnh vượng tốt tươi... khiến các nước cho lưu cư đều phải cảm phục; thậm chí còn biết ơn vinh danh nêu công trạng trong các dịp kỷ niệm của Người Việt Tỵ Nạn.
3/Đạo Đức Xã Hội:
Từ việc chim lạ nhả hạt dưa đến việc An Tiêm thả những trái dưa ghi xuất xứ xuống sông xuống biển, để phổ biến loại trái qúy, mời gọi người tới mua dưa, khẩn hoang... cho thấy An Tiêm có sáng kiến phát triển xã hội rất sắc bén, nên mới có thể phú qúy mau mắn, cũng như nhanh chóng biến vùng đất lưu đầy hoang vu thành nơi phồn vinh.
Từ An Tiêm, chúng ta thấy hoạt động xã hội không chỉ là cung cấp vật thực cho người nghèo, mà điều quan trọng là tạo công ăn việc làm cho người nghèo, người chưa có công ăn việc làm bằng việc khẩn hoang, sản xuất kinh doanh.
Ngày nay, chúng ta thấy rất nhiều người Việt Tỵ Nạn đã lập được những xí nghiệp thu nhận nhiều nhân công là đồng bào, đồng hương, giúp ai nấy cùng phát huy cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp, chẳng khác gì An Tiêm xa xưa.
Có thể coi An Tiêm như một nhân vật đầu tiên có sáng kiến lập ấp, khẩn hoang trong lịch sử dân tộc Việt.
Từ đó, những cuộc Nam Tiến nối tiếp bao đời đã khiến lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo hình chữ S hội đủ các yếu tố Thiên thời - Địa lợi, nên mỗi khi có được điều kiện Nhân hòa, tức thành phần cai trị tài đức, dân tộc đều tạo nên những trang sử dựng nước và giữ nước oai hùng, khiến nhiều thế lực ngoại xâm hùng cường bị thảm bại, trong các âm mưu xâm lược đồng hóa.
4/ Đạo Đức Quốc Gia:
Câu chuyện giữa vua tôi trong sự tích An Tiêm cho thấy đây là một thí dụ điển hình về quan niệm xây dựng quốc gia.
Suốt 18 đời vua Hùng Vương đã có nhiều sự tích mang nội dung luân lý, tâm lý, triết lý... tốt đẹp sâu sắc, để lại cho hậu thế những bài học cao qúy qua những người và việc của các cổ tích cao đẹp, hình thành các hình tượng tiêu biểu cho nhiều giá trị khác nhau ...
Những câu chuyện cổ tích trong 18 đời vua Hùng Vương, có thể còn nhiều hơn mà bị thất truyền; nhưng chỉ với những câu chuyện còn lại đến nay, cũng đủ để cho thấy các vua Hùng đã thực thi một chính sách trọng dụng nhân tài (Lang Liêu, Tản Viên, Phù Đổng, An Tiêm...), khoan dung đức độ (An Tiêm...), tích cực phát triển nông công thương (Chử Đồng Tử & Tiên Dung, An Tiêm...), phát huy tình tự dân tộc (Bánh Mẹ Trăm Con, Trầu Cau...).
Độc đáo nhất là chỉ bằng những lễ vật như Bánh Mẹ Trăm Con, Bánh Dày & Bánh Chưng, Bánh Phu Thê, Trầu Cau, Quả Dưa Đỏ... cũng bao hàm được các nội dung tư tưởng & tình cảm thể hiện Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan căn bản cao thâm rất mực, có thể dùng làm nền tảng để triển khai thành những kinh sách giá trị, không thua gì kinh sách của các tôn giáo và các quốc gia lớn trên thế giới.
5/ Đạo Dức Dân Tộc:
Mạnh Tử (sinh và mất khoảng 372 - 289 trước CN), là một nhà đạo đức học được coi như một vị Á Thánh của Nho Giáo, chỉ dưới Khổng Tử một bậc, nên thường được tôn vinh là đạo Khổng Mạnh. Tư tưởng của ông được học trò biên soạn lại thành sách Mạnh Tử, được Chu Hi liệt vào bộ Tứ Thư.
Mạnh Tử là tư tưởng gia đề cao vai trò của người dân, lấy dân làm gốc của quốc gia, qua câu:
'Dân vi qúy, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh'
nghiã là:
'Người dân qúy trọng nhất, rồi mới đến quốc gia, sau cùng mới đến nhà vua'
Đây là một quan niệm về thứ tự ưu tiên trong kim tự tháp hình dung tư tưởng dân chủ của các chính trị gia Tây phương về sau, khi đặt nặng vai trò của người dân lên trên cả quốc gia, các nhà lãnh đạo, trong thể chế Dân Chủ.
Điều này rất đúng khi ai nấy ngày nay đều công nhận 'Dân hùng nuớc mới mạnh',
'Dân yếu kém, nước suy vi'...
Câu chuyện An Tiêm cho thấy gần 5.000 trước, quan niệm Dân Chủ đã được An Tiêm phát biểu một cách hào hùng, là tự bản thân mỗi người dân trách nhiệm về sự thành bại của mình, chứ chẳng phải do công ơn của các vua chúa hay đảng phái, lãnh tụ nào.
Và vua Hùng cũng muốn thử nghiệm về quan điểm này, nên mới đưa An Tiêm ra một nơi hoang vắng, xem lời nói và việc làm của Am Tiêm có đi đôi với nhau hay không?
Sau khi An Tiêm chứng thực quan điểm của mình qua việc một mình biến một nơi hoang vu thành chốn buôn bán thịnh vượng, nhà vua vời ngay An Tiêm về ban cho chức cũ... chứng tỏ vua tôi Việt Nam đời Hùng Vương đã đồng ý với nhau về quan niệm tự lập tự cường của mỗi người trong cuộc sống dân chủ tự do, chứ không ai phải lệ thuộc vào ai?
Tinh thần tự chủ này được thể hiện qua câu 'Phép vua thua lệ làng', bác bỏ quan niệm 'tôn quân' qua giáo lý 'tam cương' của Khổng Giáo.
6/ Giá trị Y Học:
Dưa hấu là một loại trái qúy, vì to lớn, nhiều chất bổ dưỡng và nước, cất giữ được lâu... nên mỗi trái dưa trở thành một kho tàng thực phẩm kiêm y dược, có thể vừa ăn vừa giải khát, cùng nhiều công dụng khác nhau:
**Y học cổ đại cho rằng dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, công dụng thanh nhiệt giải khát, chống say nắng, lợi tiểu. Ích dụng khi nóng trong người, huyết áp cao, đi tiểu buốt rát, nước tiểu vàng, say rượu, cảm sốt.
Vỏ dưa hấu đốt ra than, tán thành bột, bôi vào răng miệng sẽ trị được bệnh lở miệng. Vỏ dưa hấu khô sắc với nước uống, trị được bệnh tiêu chảy.
Nhân trong hạt dưa hấu tẩm rượu mươi ngày, phơi khô, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần khoảng 10 gr với nước ấm vào lúc đói, chữa được chứng đau lưng.
Ép nước dưa hấu uống có thể giảm sưng đau cổ họng, tả hỏa, lợi tiểu, thanh nhiệt.
**Y học hiện đại thấy chất lycopen có nhiều trong dưa hấu, giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt, trực tràng, giảm cơ nguy về bệnh nhồi máu cơ tim.
Dưa hấu có nhiều acide folic giúp sự chế tạo máu, ngoài ra còn có sinh tố B1, C, PP, Sắt, Calci, Cellulose, Protide, Glucide...
Dưa hấu là một loại mỹ phẩm tự nhiên, giúp dưỡng da an toàn: hàng ngày đắp những lát mỏng dưa hấu lên mặt trong nhiều giờ, sẽ khiến da mịn màng, căng mọng, chống rộp da khi ra nắng trong mùa hè.
Sách Tỉnh Viên Lục chỉ cách giữ dưa hấu lâu không hư: Dùng vải lụa lòt dưới đáy, hoặc lót cát, dưa lâu hư.
Sách Ẩm Thực Tu Trì nói: Dưa hấu cũng như cam, quít, nếu để gần gạo nếp hay dính hơi rượu dễ bị hư rữa. Lại tránh để mèo đạp lên.
Nhận Định
Từ câu chuyện về vợ chồng An Tiêm đến Quả Dưa Đỏ, nội dung sự tích thể hiện được nhiều bài học qúy giá, mang các ý nghiã rất hào hùng cao đẹp về nhân quần xã hội, có giá trị trường cửu.
Hình ảnh những gia đình người Việt phải tỵ nạn Cộng sản, bỏ ra nước ngoài vào cuối Thế kỷ 20, có những quá trình mang nội dung và hình ảnh rất giống với gia đình An Tiêm, nhưng gian lao nguy hiểm hơn... Do vậy cũng hào hùng hơn.
Thế nên cò thế nói cuộc tỵ nạn vào cuối Thế kỳ 20, đã biến hàng triệu gia đình người Việt thành những Gia Đình An Tiêm hiện đại, rất đáng ca ngợi, đề cao, lưu sử sách để các thế hệ mai sau hiểu biết, ngưỡng mộ, noi theo.
Nhận Định về Ngũ Phẩm
Người Việt Nam là một dân tộc từ xa xưa đã có những quan niệm rất độc đáo về các giá trị giáo dục, y học, triết học... của việc ăn uống, trong cả đời sống tinh thần và vật chất:
-Trong mỗi món ăn bình thường hàng ngày, đều có những nghiên cứu để vun trồng cây trái thích hợp theo mùa, phối hợp các loại rau củ với thịt cá... để vừa tăng hương vị, vừa giúp tiêu hóa tốt:
'Con gà cục tác lá chanh,
'Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
'Con chó khóc đứng khóc ngồi,
'Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
-Trong mỗi bữa ăn, đều có những qui củ lễ nghi, như mời chào, tư thế ngồi ăn uống... được nhắc nhở:
'Miếng chào cao hơn mâm cỗ.
'Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
...
-Trong 5 phẩm vật được dùng làm lễ vật dâng cúng chính kể trên, 3 phẩm vật có nghệ thuật chế biến tinh vi; cả 5 có nội dung tư tưởng thâm sâu, nhắc nhở người thụ hưởng các bài học về triết lý, luân lý, tâm lý, tình cảm... để từ khi làm đến khi ăn, mỗi mỗi đều có tác dụng giáo dục nhân luân.
Ngày nay, khi nhiều món ăn của Đông Tây trở nên quá nhiều chất béo và đường, gây ra nhiều thứ bệnh tật, khiến nhiều người phải thực hiện các chế độ ăn uống kiêng khem thịt cá, đồ ngọt... mới thấy cách ăn uống pha chế nhiều loại rau quả có y dược tính vào thức ăn của người Việt từ xa xưa, là văn minh và khoa học rất mực.
Theo bước chân Người Việt Tỵ Nạn ra khắp thế giới, nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam nay đã khiến nhân loại phải ngạc nhiên và ngưỡng mộ, khi có thể dùng các loại rau quả củ... thơm tho làm tăng thêm thi vị, hương vị, khẩu vị của từng món ăn, tạo ra những khác biệt độc đáo...
Và ít có dân tộc nào có được những sự tích lý thú về những món ăn, như các câu chuyện kể về Bánh Mẹ Trăm Con, Bánh Dày & Bánh Chưng, Bánh Phu Thê, Trầu Cau, Quả Dưa Đỏ... của Việt Nam.
Đây chính là một trong những niềm tự hào lớn lao về văn minh & văn hóa Việt Nam qua chuyện ẩm thực, khi có thể lấy 'Thực Vực Đạo', thể hiện phong phú và chan chứa thi vị, có thể hài hòa giữa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong mỗi món ăn, cao thâm ít thấy.
So sánh với Kinh Thư của Trung Quốc
Trong Thiên V: Ích Tắc, Kinh Thư Trung Quốc viết:
Và dừng lại ở trình độ phân biệt:
Trong khi đó, ngay từ thời Hùng Vương cùng thời với các vua Nghiêu, vua Thuấn... người Việt không những chỉ biết trồng lúa và ngũ cốc làm thực phẩm, mà còn biết chế biến thành những loại bánh ngon lành, có hình thức và nội dung cao đẹp, bao hàm được Vũ trụ quan và Nhân sinh quan sâu sắc lạ thường.
Nói khác đi, khi đương thời bên Trung Quốc vẫn còn trong tình trạng ăn uống tầm thường, thì người Việt đã biến việc ăn uống thành khoa học và nghệ thuật, có những nội dung luân lý cao đẹp:
'Có thực với vực được đạo'.
Ngày nay chúng ta cần phục hưng những đạo lý và nghệ thuật trong việc ăn uống của tiền nhân, để từ đó phát huy một khiá cạnh văn hóa cội nguồn, rất giá trị và đáng hãnh diện của Việt Nam.
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.