Vào đời vua Hùng thứ 3, nhà vua sinh được một cô công chúa rất xinh đẹp, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung chỉ thích dong thuyền đi đây đó ngắm cảnh vật, không muốn lập gia đình, thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên quê hương rất mực.
Lúc đó tại thôn Chử, có ông Chử Cù Vân sinh được một người con trai, sau các sách đặt tên theo chữ Hán là Chử Đồng Tử tức cậu con trai họ Chử. Ba năm sau, vợ Chử Cù Vân mất, hai bố con làm nghề đánh cá trên sông nuôi nhau.
Một lần hai cha con đang đi đánh cá thì nhà bị cháy, nên cả hai cha con mất hết của cải, chỉ còn một cái khố tốt có thể mặc đi đây đó. Cuộc sống khó khăn, hai cha con nghèo túng mãi, phải thay nhau dùng một cái khố duy nhất mỗi khi muốn ra chợ đổi tôm cá lấy gạo ăn.
Chử Cù Vân già nua sinh bệnh, được Chử Đồng Tử hết lòng kiếm rau cháo phụng dưỡng. Nhiều người thương hại, muốn giúp đỡ, nhưng Chử Đồng Tử từ chối nói:
Ai nấy khen là người có ý chí và trung hậu. Người cha biết chuyện mừng thầm về tư cách của con mình.
Ít lâu sau, người cha trở bệnh nặng, biết không thể sống, mới dặn con rằng:
Khi cha mất, Chử Đồng Tử khóc thương thảm thiết, nhớ lời cha dặn nhưng không nỡ chôn cha trần truồng, mà mặc cho cha cái khố duy nhất của hai cha con.
Từ đó, Chử Đồng Tử một mình mò tôm bắt cá sinh sống. Do không có khố, nên cậu không thể đem đem tôm cá bắt được ra chợ bán, mà chỉ có thể đem đổi với giá rẻ lấy gạo cho các thuyền đánh cá trên sông, nên cuộc sống ngày càng khốn khó hơn.
Một ngày nọ, công chúa Tiên Dung dong thuyền đi chơi tới khúc sông thôn Chử, thấy cảnh vật tươi đẹp, nước sông trong mát, thì chọn một chỗ kín đáo, sai quân hầu vây màn chung quanh để tắm.
Không ngờ màn vây quanh đúng chỗ Chữ Đồng Tử đang lẩn trốn, khiến Chử Đồng Tử sợ hãi vội bới cát để vùi mình xuống.
Nào ngờ Tiên Dung chọn ngay chỗ Chử Đồng Tử vùi mình, đứng tắm. Khi Tiên Dung dội nước, cát trôi lộ ra Chử Đồng Tử trần truồng nằm trốn ở dưới.
Tiên Dung thấy vậy, ngạc nhiên hỏi han. Chử Đồng Tử nói rõ hoàn cảnh khốn khó của mình.
Nghe vậy, Tiên Dung ngẫm nghĩ, mến phục đức hạnh của Chử Đồng Tử, nói:
Chử Đồng Tử sợ hãi chối từ, nhưng Tiên Dung đã quyết nên phải nghe theo. Tiên Dung lấy áo quần cho Chử Đồng Tử mặc, làm lễ thành hôn cùng Chử Đồng Tử, rồi cho người báo tin lên vua cha rõ.
Nghe tin công chúa tự ý kết hôn với một kẻ cùng khổ, nhà vua cho là không xứng đáng, nổi giận phán:
Tiên Dung không thấy thế làm buồn, cho quân lính và lũ hầu gái trở về cung vua, một mình ở lại, bán tư trang cùng chồng lo làm ăn buôn bán, mở ngay một cửa hàng nơi bến sông. Di tích chỗ đó nay vẫn còn, được gọi là Bến Bà Chúa.
Công việc làm ăn phát triển tốt, hai vợ chồng trở nên khá giả.
Một hôm có người lái buôn nhân hậu từ phương xa ghé tới mua bán, thấy vợ chồng Tiên Dung là người đức độ, có nhiều hàng tốt, nên khuyên đem hàng ra một nơi ngoài biển bán, sẽ được lãi nhiều, rồi mua hàng ở đó đem về bán, lãi sẽ gia tăng gấp bội.
Tiên Dung nghe nói cả mừng, thu xếp hàng hóa cho chồng đi theo người lái buôn một chuyến.
Tương truyền, thuyền chở Chử Đồng Tử đi về phiá nam, đến vùng biển cửa Sót (gần Hà Tĩnh ngày nay) thấy một động núi cây cỏ xanh tươi. Chử Đồng Tử xin thuyền ghé lại để lên bờ vãn cảnh.
Khi lên đến một hang động trên núi, thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, phong thái ung dung nhàn nhã thoát phàm, Chử Đồng Tử liền lễ phép chào. Cụ già mời uống nước, hỏi chuyện gần xa, biết Chử Đồng Tử là người hiếu hạnh gặp được kỳ duyên với Công chúa Tiên Dung, cụ già dạy cách chữa bệnh và phép tu tiên, tặng cho Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, rồi dặn rằng:
Chử Đồng Tử mang tặng vật trở về thuyền, tiếp tục hành trình đi mua bán. Chuyến đi tuy thu được lợi nhiều, nhưng thấy cảnh đời danh lợi bon chen vất vả, Chử Đồng Tử lại nhớ đến lời dạy và cuộc sống thoát tục ung dung tự tại của cụ già trên động núi, liền khuyên vợ từ bỏ cuộc sống bon chen vất vả, đem tiền bạc phân phát cho người nghèo, rồi cùng nhau đi ngao du như sở thích của Tiên Dung ngày trước. Trên còn đường lãng du, hai vợ chồng thấy ai nghèo khổ hay bệnh tật khốn khó, đều ra tay giúp đỡ.
Một bữa giữa đường trời tối mà không thấy làng xóm để có chỗ nghỉ qua đêm, hai vợ chồng liền cắm cây gậy xuống đất, rồi úp chiếc nón lá lên trên, toan đi kiếm củi đốt để sưởi ấm, thì bổng thấy nơi cây gậy và chiếc nón lá hiện ra thành quách, lâu đài, kẻ hầu người hạ. Văn võ bá quan từ trong thành ra mời Chử Đồng Tử và Tiên Dung vào làm chủ, lên lâu đài nghỉ ngơi.
Hôm sau, dân chúng trong vùng thấy vậy, liền đem phẩm vật quí giá tới dâng lên, xin làm thuộc hạ.
Ở đền thờ Khoái Châu, tỉnh Hải Hưng, cũng như thần tích do Nguyễn Bính soạn vào thế kỷ 16, có đoạn kể khi hai vợ chồng Chử Đồng Tử & Tiên Dung một bữa kia đi đến địa đầu Ông Đình, thuộc địa phận Đông An, bỗng gặp một cô gái khoảng 18 tuổi, có nhan sắc thoát tục như tiên giáng trần, nên Tiên Dung hỏi:
Người con gái trả lời:
Tiên Dung cưới cô gái họ Nguyễn ở Tây Cung cho chồng làm vợ thứ hai. Cô gái này có tài về y học, phụ giúp Chử Đồng Tử chữa khỏi nhiều người bệnh trầm kha, để có thể cứu nhân độ thế vẹn toàn như các bậc thần thánh.
Vua Hùng nghe tin Tiên Dung và Chử Đồng Tử có thành quách huy hoàng, cho rằng con gái muốn làm loạn, liền sai quân đánh dẹp. Nhưng khi tới nơi vào lúc trời tối, nên quân của nhà vua phải đóng trại nghỉ qua đêm, chờ sáng hôm sau mới tiến đánh.
Đến nửa đêm, bỗng trời nổi gió lớn, thành quách của Chử Đổng Tử và Tiên Dung phút chốc bay cả lên trời. Đất chỗ thành quách sụt xuống thành cái đầm lớn.
Dân chúng trong vùng thấy vậy gọi là đầm Một Đêm - được các nhà Nho về sau đặt tên là Nhất Dạ Trạch - rồi lập đền thờ cúng, thấy linh thiêng.
Khi nhà Lương bên Tàu đem quân sang xâm lăng nước ta, vua Lý Nam Đế (544 - 548) sai Triệu Quang Phục làm tướng đón đánh.
Thấy thế giặc mạnh, không thể đương đầu, nên Triệu Quang Phục cho quân nấp trong đầm, dùng thuyền nhỏ xông ra đánh bất thình lình, khiến quân Lương ba năm không sao tiến được. Tướng giặc là Bá Tiên than rằng: 'Ngày xưa đây là đầm một đêm bay về trời, nay lại là đầm hàng đêm cướp mạng người của ta!'.
Khi gặp loạn Hầu Cảnh bên Tàu, vua nhà Lương gọi tướng Bá Tiên về, để Phó tướng Dương Sằn ở lại thay thế. Triệu Quang Phục ăn chay lập đàn cầu đảo, thấy Chử Đồng Tử hiển linh cưỡi rồng bay vào trong đàn dạy rằng: 'Ta sẽ giúp ngươi dẹp giặc'.
Dứt lời, thần tháo vuốt rồng tặng Quang Phục dặn: 'Đeo vật này lên mũ, sẽ không sợ cung tên, đao thương'. Rồi bay lên trời mà đi.
Triệu Quang Phục được bảo vật, tiến quân tấn công, quân Lương thua to. Quang Phục chém bay đầu Dương Sằn, quân Lương sợ hãi thua bỏ chạy về nước, không còn dám lai vãng nữa.
Những nơi thờ tự:
Là nhân vật xuất thân nghèo nàn, có các hành động bình dân & thân dân rất mực, nên Chử Đồng Tử được lập đền thờ ở nhiều nơi, như nơi ông sinh ở Chử Xá, nơi ông hóa ở Dạ Trạch, và các nơi khác như Đa Hòa và ở một số tỉnh Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Thái Bình, Hà Nội... Có nơi lập đền thờ riêng, có nơi phối hợp thờ với các vị thần khác.
Hai nơi thờ chính rất lớn là:
1/ Đền Dạ Trạch
Không rõ đền được dựng vào thời gian nào. Một bản Thần Phả do Nguyễn Bính soạn vào đầu Thế kỷ 16 ghi:
Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái thì ngay sau khi Chử Đồng Tử mất, dân chúng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, nên Triệu Quang Phục mới có nơi để cầu đảo, rồi sau Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn mới đến đền ngủ nhờ, được thần báo mộng.
Hội thơ Tao Đàn của vua Lê Thánh Tôn cũng làm thơ nói về đền thờ Chử Đồng Tử:
'Anh linh miếu dõi lừng hương khói...
Việc thờ cúng ở đây có bốn lần hàng năm:
Mỗi dịp trên có văn tế riêng, tuy nghi thức tế lễ giống nhau.
Riêng lễ hội tháng 2 có nhiều nội dung thể hiện văn hóa của cư dân nông nghiệp: Hèm rước rồng ra giữa sông lấy nước trong về, rước Thánh du ngoạn cảnh cũ... cùng với những trò chơi chọi gà, bắt vịt, múa gậy... mang những vẻ riêng và chung độc đáo của truyền thống lễ hội bình dân Việt Nam, trong tín ngưỡng thờ Địa linh & Nhân kiệt.
2/ Đền Đa Hòa
Đền do tiến sĩ kiêm thi sĩ Chu Mạnh Trinh đứng ra vận động, xây dựng trên nền một ngôi đền cổ vào năm 1894, có những cấu trúc và câu đối thờ mang vẻ của các nhân vật trí thức thời Nguyễn muốn phục hưng vinh danh một thần tích cổ Việt Nam, với nhiều thêm thắt vinh danh các nhân vật liên quan, nhằm thể hiện rõ tấm gương hiếu thảo, bao dung rất mực cùa Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
Tổng thể kiến trúc nằm trên một khu đất cao rộng, bằng phẳng, hình chữ nhật, rộng khoảng gần 19.000 m2, bao gồm 18 nóc nhà lớn nhỏ - nhìn từ trên cao xuống trông giống cảnh các đình màn trên sông khi Công chúa Tiên Dung dừng lại bên bờ sông Chử Xá.
Đặc sắc của kiến trúc khu đền tập trung nơi tòa Thiên Hương, là những công trình xây cất được chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, tô vẽ màu sắc huy hoàng rực rỡ vàng son.
Ba chữ lớn sơn son thiếp vàng 'Giao Quang Các' (nơi ánh sáng hội tụ) treo ở bên ngoài. Bên trong có hai vế đối cô đọng thần tích về Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung:
'-Hóa cảnh thị hòa niên, tự nhiên vi châu, nhất dạ thành trạch.
(Cảnh đẹp hóa bên bờ sông, bãi cát thành châu ngọc, một đêm thành đầm nước)
'-Kỳ duyên khoáng thiên cổ, nhân gian phu phụ, thiên thượng thần tiên.
(Ngàn năm trước có mối duyên kỳ ngộ, dưới trần gian là vợ chồng, trên trời là thần thánh)
Điện thờ đền Đa Hòa phối hợp thờ vợ chồng Chử Đồng Tử và các vị có công vời dân với nước, với bản đền.
Việc thờ phượng lễ hội nơi này mỗi năm gồm những ngày:
Ngoài ra còn có tục lệ cứ 3 năm một lần, đền Đa Hòa mở hội hàng tổng từ ngày 10 đến 15-3 âm lịch vào mùa hè oi nồng hay có nhiều dịch bệnh phát sinh, gọi là Hội Kỳ Yên cầu an, với đoàn rước kiệu 8 vị thành hoàng của 8 làng xung quanh về trình Đức Thánh và dự hội.
Lễ hội của Đa Hòa cũng có hèm rước rồng ra giữa sông, lấy nước về lau rửa tượng, nấu phẩm vật cúng... thêm các thú vui trí thức như đánh cờ người, với quân cờ người là các thiếu nữ xinh đẹp trong vùng, ban ngày hát ả đào, ban đêm hát chèo...
Ở Đa Hòa còn đốt pháo giả tiếng sấm động trên cao, và rồng khuấy nước trên sông để cầu mưa.
Những ý nghiã trong nội dung tích Chử Đồng Tử & Tiên Dung
Chử Đồng Tử & Tiên Dung được cả người bình dân lẫn trí thức Việt Nam tôn vinh rất mực, vì nội dung điển tích rất phong phú và đa dạng, mang nhiều ý nghiã luân lý, tâm lý, tình cảm, xã hội... theo truyền thống tinh thần Việt Nam từ xa xưa, trước khi Tam Giáo ngoại lai hội nhập.
Do nhu cầu tồn tại trước các thế lực của đệ tử Tam Giáo nơi các triều chính nội ngoại, mà tín ngưỡng thờ Địa Linh & Nhân Kiệt của người Việt đã phải mang vài màu sắc của Tam Giáo... chẳng khác gì rất nhiều chùa ở Hà Nội muốn tồn tại dưới chế độ Cộng sản, đã phải bày cả bàn thờ Hồ Chí Minh - mà bản thân chúng tôi hơn một lần được thấy tận mắt khi thăm viếng một số chùa ngay ở Hà Nội hồi trước năm 1980.
Ở đây, cụ thể như đệ tử Nho Giáo là Chu Mạnh Trinh khi lập đền thờ ở Đa Hòa, đã có những biến cải chịu ảnh hưởng Nho Giáo như bày ra các trò chơi của giới trí thức đương thời như hát ả đào, đánh cờ tướng dùng quân bằng các thiếu nữ xinh đẹp... khác với các loại trò chơi dân gian xưa cũ.
Tuy vậy, các nội dung chính buổi đầu của cổ tích, vẫn được người dân duy trì đề cao:
**Về Luân lý:
*Chử Đồng Tử không nỡ theo lời dặn của cha, đem cái khố duy nhất khâm liệm cho cha, thể hiện tình cảm thiêng liêng của người Việt đối với cha mẹ khi cha mẹ chết. Và điều này đã được đền đáp lớn lao, khi nhờ đó mà Chử Đồng Tử mới có hoàn cảnh gặp được Tiên Dung, được Tiên Dung cảm phục lấy làm chồng.
Căn cứ vào các hình vẽ trên trống đồng, có lẽ vào thời đó, cái khố thay cho áo quần, rất rộng lớn, được thêu dệt trang trí đẹp đẽ giống như những cái khố của đồng bào Mường hiện nay, nên mới là một tài sản có giá trị lớn, chứ không phải loại khố vải đơn giản. Điều này cho thấy cách ăn bận của người Việt xưa tuy đơn giản, nhưng rất hoa mỹ.
Việc Chử Đồng Tử không tuân theo lời cha dạy, ở đây không hề là môt sự bất hiếu theo quan điểm Nho Giáo, mà phân tích ra còn là một cách thể hiện chữ Hiếu cao đẹp hơn quan điểm tuân thủ bề trên một cách thụ động của Nho Giáo, khi biết tùy hoàn cảnh mà áp dụng chủ động và tích cực hơn, không khuôn phép khô cứng.
Tinh thần này về sau cũng được Trần Hưng Đạo thực hiện, khi không trả thù nhà vua theo lời cha, làm nên công trạng đánh thắng quân Mông Cổ rất hiển hách, cũng được dân Việt phong là Đức Thánh Trần.
*Chử Đồng Tử thể hiện tinh thần tự lập, khi không nhận sự giúp đỡ của người khác lúc mình còn mạnh khỏe, dù phải sống rất khốn khó.
Điều này phát triển thành truyền thống tự lập & tự cường của dân Việt, thể hiện từ chế độ Xã Thôn Tự Trị 'Phép vua thua lệ làng' đến tư tưởng độc lập quốc gia 'Nam quốc sơn hà Nam đế cư'... giúp dân tộc Việt Nam trải bao lần bị ngoại xâm đô hộ thống trị, tìm cách đồng hóa từ chính trị, quân sự... đến văn hóa, vẫn không bị tha hóa, mà luôn tìm thời cơ vùng lên giành lại quyền tự chủ, phục hồi các giá trị truyền thống xa xưa.
*Dù có phép thần thông, Chử Đồng Tử và Tiên Dung cũng không dám chống lại vua cha, thể hiện đạo nhà và phép nước được tôn trọng, đề cao.
Đạo lý này khác hẳn truyền thống của Trung Hoa, khi các nhân vật lịch sử của Trung Hoa luôn đặt vai trò cá nhân trên quyền lợi xã hội, quốc gia... tạo nên sự tương tranh bất tận giữa các sứ quân, khiến tình trạng đất nước phân chia manh múm kéo dài từ thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc...
Ngay như Khổng Tử quan niệm 'Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ', nhưng lại coi nhẹ quốc gia của mình là nước Lỗ, bỏ đi tìm minh chủ, cầu danh lợi cho bản thân hơn là lợi ích cho quốc gia dân tộc, nơi mình sinh trưởng?
**Về tình cảm:
*Tiên Dung đã theo hoàn cảnh mà tự quyết định lấy Chử Đồng Tử, không hỏi ý vua cha... thể hiện quan niệm hôn nhân không hề mang tính 'tự do', mà chỉ mang tính tự trách nhiệm về cuộc đời của mình tùy theo hoàn cảnh, sao cho hợp tình hợp lý là đủ. Về sau Nho Giáo đã gò bó người phụ nữ vào đạo Tam Tòng, tạo nên nhiều bất công gây khổ đau cho nữ giới trong vấn đề tình cảm. Tuy nhiên người phụ nữ bình dân Việt Nam vẫn có cuộc sống hồn nhiên nơi ruộng đồng, ca ngợi tình yêu qua những câu ca dao tình tứ, không hề bị các giáo điều của các giáo lý ngoại lai o ép trói buộc. Trái gái nông thôn Việt vẫn thường là những Chử Đồng
Tử và Tiên Dung trong tình yêu:
'Yêu nhau cởi áo cho nhau,
'Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay...
*Tiên Dung là một vị công chúa giàu sang, mà vui lòng kết duyên với Chử Đồng Tử là kẻ nghèo khổ, thể hiện tình yêu không phân biệt đẳng cấp, đáp ứng khát vọng của người bình dân. Khát vọng này thể hiện rất nhiều qua những sự tích như Tấm Cám, Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa... khi những chàng trai - cô gái nhà nghèo biết tu thân lập chí, giữ vững đức hạnh, đều được các nàng công chúa - hoàng tử yêu thương kết tình vợ chồng, thành đạt hưởng phú qúy vẻ vang.
*Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau trong tư thế trần truồng là một biểu tượng mang ý nghiã trong sáng của tình yêu, không bị các hình thức xã hội hóa bề ngoài khỏa lấp, chia cách... Sự việc còn thể hiện sự hồn nhiên trong tình yêu của người bình dân Việt Nam xa xưa, không hệ lụy vì những yếu tố vật chất và tinh thần quy định bởi các quan niệm xã hội như kiểu 'môn đăng hộ đối'.
Cấu kết này thể hiện tình tiết tuy bất ngờ, nhưng lại hữu lý, hữu tình, khai triển thành một nội dung tâm lý, tình cảm thấm nhuần nhân luân rất cao đẹp, vượt xa những quan niệm tình ái vật dục hiện đại trong phim ảnh của Tây phương?
*Tiên Dung sẵn lòng cưới thêm vợ cho Chử Đồng Tử, thể hiện tính bao dung của người phụ nữ Việt xa xưa, khi coi chuyện chồng chung là điều hợp tình, hợp lý. Những truyện thơ bình dân như Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa... có những phần tả cuộc thi nấu cơm để xem ai đủ tài làm vợ cả, vợ lẽ... thể hiện sự đề cao tính đảm đang khôn khéo của người phụ nữ bình dân Việt trong hôn nhân:
Cô công chúa và người vợ bình dân thi tài nấu cơm cho chồng, xem ai hơn. Hai người được trao cho hai bó mía làm củi nấu cơm. Trong khi cô công chúa dùng mía làm củi đốt mãi không cháy, thì cô gái bình dân thanh thản ăn mía rồi mới lấy bã làm củi, nên đã nấu chín được nồi cơm mà thắng... được làm vợ cả.
**Về Xã hội:
*Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội Việt thời xưa rất quan trọng, không bị lệ thuộc vào nam giới như quan điểm Tam Tòng của Nho Giáo.
Bằng chứng là khi Tiên Dung không muốn lấy chồng, chỉ thích ngao du đây đó, vua cha cũng không cấm cản. Khi bất ngờ bị rơi vào tình huống trớ trêu, Tiên Dung đã tự quyết định ép Chử Đồng Tử lấy mình, không cần ý kiến vua cha. Khi thấy cần mở mang việc buôn bán, Tiên Dung cũng quyết định khuyên Chử Đồng Tử đi theo thuyền buôn ra nước ngoài, tìm nguồn hàng... một cách sáng suốt và hợp lý, thể hiện tài quán xuyến.
*Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Chử Đồng Tử là người Việt đầu tiên thực hiện việc ngoại thương, khi ra nước ngoài buôn bán, mở mang thương trường ra ngoài phạm vi hạn hẹp của địa phương.
*Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung khai thác vùng đất trũng thành đồng bằng tươi tốt, trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... thể hiện công việc khẩn hoang và phát triển công nghệ buổi đầu.
*Chử Đồng Tử và Tiên Dung từ bỏ phú qúy, đi đó đây chữa bệnh giúp đời, thể hiện cái tâm lớn, đầy bác ái vị tha... được dân chúng ngưỡng mộ, tôn vinh thờ phượng.
Ở đây, thần tích này đã có những đặc điểm giống với một số vị khai sáng các tôn giáo trên thế giới, dùng phép lạ chữa bệnh, cứu nhân độ thế...
**Về Triết học:
Nếu Chử Đồng Tử không thương cha, chôn cái khố duy nhất theo cha, chịu cảnh sống lõa thể giữa thiên nhiên, cậu sẽ chẳng có được duyên may tao ngộ với nàng Tiên Dung, để đạt tới những thành quả cao đẹp nhiều bề, được tôn vinh lên bậc thánh thần.
Đây chính là quan niệm của Đạo Nội Việt Nam sống hồn nhiên, ung dung tự tại giữa trời đất - hòa nhập vào cái Tâm Lớn của Trời Đất, của người Việt từ xa xưa, từng được thể hiện qua các câu chuyện như An Tiêm, Thạch Sanh....
Chính Chử Đồng Tử đã ngộ được 'Đạo Tâm' lớn này, khai sinh Trường Đạo Nội Việt Nam, khi khuyên Tiên Dung từ bỏ hết mọi hệ lụy lợi danh, cùng nhau thanh thản vân du đó đây để giúp đời, cứu đời... được hỗ trợ thêm khả năng y học của nàng họ Nguyễn từ Tây Cung.
Mãi về sau này, các triết gia Đông Tây mới suy ngẫm mà ngộ được, hình thành các triết lý nhân sinh khá thú vị:
**Về Tôn giáo:
Chử Đồng Tử được người Việt tôn vinh làm vị Thánh của Đạo Nội từ thời xa xưa.
Đến khi Tam Giáo du nhập, Đạo Nội bị ngoại nhân và giới trí thức cùng các tu sĩ tha hóa tìm cách áp đảo, đã phải cải biến theo một số hình thức và nội dung của Tam Giáo để có thể tồn tại trong tập thể bình dân, không bị các thành phần quan lại và trí thức vọng ngoại & tha hóa gây khó khăn - như kiểu bọn Việt Cộng gần đây tôn thờ Mác Lê, đưa hình Hồ Chí Minh lên bàn thờ Tổ Quốc XHCN của chúng, phá hoại các nơi thờ phượng của các tôn giáo khác một thời. Chỉ sau khi bị yếu thế, chúng mới chấp nhận cho các tôn giáo sinh hoạt dưới hình thức quốc doanh, để kiểm soát!
Đến Thế kỷ 13, Tam Giáo đã khiến quốc gia dân tộc suy vi vì chia rẽ phân hóa, nên vua Trần phải cầu cứu đến tinh thần ái quốc của dân tộc, qua Hội Nghị Diên Hồng, để đoàn kết toàn dân không phân biệt tôn giáo, tạo thành sức mạnh của Phù Đổng xa xưa, đánh thắng quân Nguyên Mông ba lần, bảo vệ bờ cõi vẹn toàn.
Chiến công này đã khiến người dân Việt thức ngộ, mà không còn phân biệt chia rẽ theo Tam Giáo, cùng nhau trở về tôn vinh Đạo Nội, qua việc đề cao tôn thờ Đức Thánh Trần.
Đức Thánh Thần là vị thánh kết hợp được cả ba vị Thánh Bất Tử của Việt Nam xa xưa, là Tản Viên Sơn Thần - Phù Đổng Thiên Vương - Chử Đồng Tử:
*Trận thủy chiến tại Bạch Đằng Giang mang hình ảnh của Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh xa xưa, khi đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi từ phía biển vào, bị Đức Thánh Trần vận dụng sự hiểu biết thế nước lên xuống của thủy triều, đánh tan nát.
*Chiến thắng quân Mông Cổ của người Việt, là chiến thắng duy nhất của nhân loại đối với đạo quân bách chiến bách thắng của Nguyên Mông đương thời, mang hình ảnh vĩ đại thần thánh như Phù Đồng Thiên Vương nhỏ bé đánh thắng giặc
Ân, được người bình dân Việt ca ngợi qua câu:
'Nực cười châu chấu đá xe,
'Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
*Hành vi Hưng Đạo Vương không tuân lời cha là An Sinh Vương Liễu trả thù vua Trần Thái Tông, cũng mang hình ảnh cao đẹp như Chử Đồng Tử khi không tuân lời cha giữ cái khố duy nhất cho mình. Do hành vi cao cả này, Chử Đồng Tử và Trần Hưng Đạo đã có thể đạt đến những cảnh giới phi thường, được tôn vinh là các bậc thánh nhân.
*Hưng Đạo Vương cũng được người bình dân tin tưởng truyền tụng qua việc trị bệnh Phạm Nhan, tức một loại bệnh phụ nữ được người dân Việt cho là do tên phù thủy Trung Quốc Phạm Nhan họ Nguyên tên Bá Linh gây ra; như Chử Đồng Tử và cô gái Tây Cung đi đó đây trị bệnh cho dân lành.
Thế nên Đức Thánh Trần chính là hình ảnh của ba vị Thánh Bất Tử Việt Nam, được phục hồi từ đời nhà Trần, để đoàn kết quốc gia, phát triển sức mạnh thần thánh của dân tộc. Sau này đến Bà Chúa Liễu Hạnh là hình ảnh phục hồi của Đạo Mẫu từ thời Mẹ Âu Cơ, Bà Trưng, Bà Triệu... khi Khổng Giáo suy vi, trí thức Nho học trở nên hủ lậu, gây nhiều hỗn loạn cho quốc gia dân tộc thời Hậu Lê, với cuộc chiến phân tranh của Trịnh - Nguyễn - Mạc.
Do vậy Đức Thánh Trần và Công Chúa Liễu Hạnh được người dân Việt tôn làm Cha & Mẹ - để phản bác hình ảnh "Phụ Mẫu Chi Dân' của Nho Giáo du nhập:
'Tháng 8 Giỗ Cha,
'Tháng 3 Giỗ Mẹ.
Hình ảnh hai bậc Cha và Mẹ kể trên, làm sống lại một cách mãnh liệt hình ảnh Cha Rồng và Mẹ Tiên và các vị Thánh Bất Tử của Việt Nam xa xưa, đã bị thời gian nô lệ ngoại xâm quá lâu dài, làm cho mai một phai mờ trong truyền thống dân tộc.
Ngày nay, qua cuộc chiến tranh quốc - cộng và những khác biệt tôn giáo, gây ra những mâu thuẫn nguy hại trong lòng dân Việt, làm suy yếu tinh thần quốc gia và truyền thống dân tộc; thiết tưởng chúng ta cần nêu cao hình ảnh Quốc Tổ, lấy các Đền Thờ Quốc Tổ và việc tôn thờ Địa Linh & Nhân Kiệt làm nơi tụ tập tân tộc, không phân biệt tôn giáo, đảng phái... để thống nhất ý chí đấu tranh quang phục quê hương, chung lưng xây dựng đất nước.
Nhận định
Trong các vị Tứ Bất Tử, có lẽ Chử Đồng Tử và Tiên Dung thể hiện nhiều cốt cách bình dân nhất, gần gũi với nếp sống và cảm nghĩ của người bình dân nhất, từ tư tưởng, tâm lý, tình cảm, hành động; nên đã được người bình dân coi như là vị thần tiêu biểu, đáng đề cao và noi theo trong đời sống luân lý, tâm lý, tình cảm, xã hội... đại chúng.
Bấy nay, hầu như các nhà ái quốc thường có tư tưởng hành động vì dân & vì nước thì ít; vì danh lợi bản thân, gia đình, đảng phái thì nhiều. Do vậy khi nắm quyền thường chuyên quyền, gia đình trị hoặc đảng trị... mà đưa đẩy quốc gia & dân tộc vào chỗ tương tranh & tương tàn rất bi đát.
Sau này giới trí thức chịu ảnh hưởng Tam Giáo mới khoác cho thần tích này các thuyết như Định Mệnh (việc lấy nhau của Chử Đồng Tử và Tiên Dung...), Trung Hiếu (việc không dám chống lại vua cha...)... kể cả việc đưa Phật vào truyện, khi Phật chưa đản sinh (gán cho vị dạy phép biến hóa cho Chử Đồng Tử ở ngoài đảo là một vị cao tăng...).
Sự gán ghép này sở dĩ không bị dân chúng phản đối, vì nó chỉ nằm trong phạm vi sách vở của giới trí thức. Hơn nữa, đây cũng là một cách 'tỵ nạn tôn giáo' của tín ngưỡng Việt Nam, trước làn sóng du nhập của các tôn giáo ngoại lai vậy.
So sánh với Kinh Thư Trung Quốc
Thiên IV : Cao Dao Mô trong Kinh Thư Trung Quốc, viết:
Nhìn vào 9 đức tính trên, chúng ta thấy Chử Đồng Tử tuy chỉ là đứa trẻ nghèo khổ, không hề được học hành, nhưng sau khi được vị ẩn sĩ ngoài đảo truyền đạt tư tưởng trong một thời gian ngắn, vậy mà khi gặp hoàn cảnh thuận lợi lập thân, đã thể hiện được nhiều tính tốt qua những việc làm của mình, xứng đáng là một cát sĩ theo quan niệm của Kinh Thư Trung Quốc vậy.
Ngày nay, người có chút học thức về chuyên môn thường tự cho mình là 'kẻ sĩ', nhưng thực tế cho thấy ít ai hiểu thế nào là 'kẻ sĩ' theo những tiêu chuẩn mà Nguyễn Công Trứ đã đề ra trong bài 'Kẻ Sĩ' của ông.
Thế nên đạt tới trình độ 'cát sĩ' qua 9 tiêu chuẩn của Kinh Thư, thì lại càng hiếm hoi hơn bao giờ hết?!
Tưởng cũng nên biết người có học thức chỉ giỏi trong phương diện chuyên môn của mình, có kiến thức cao về môn học của mình, nên chỉ là một chuyên gia trong phạm vi môn học của mình mà thôi. Muốn là kẻ trí thức, họ cần phải có những hiểu biết rộng rãi thêm về nhiều phương diện; trở thành hạng người học rộng biết nhiều, hiểu rõ lý lẽ phải trái của các việc lớn nhỏ.
Do nhầm lẫn, cho người đỗ đạt cao là trí thức, tôn vinh giao phó các công việc lãnh đạo cả những vấn đề ngoài chuyên môn đã học của họ, nên vấn đề lãnh đạo các cấp của quốc gia và các đảng phái rơi vào chỗ bế tắc.
Ngay như việc giao bộ Y tế cho một bác sĩ làm bộ trưởng, cũng chưa hẳn đã thích hợp, nếu vị bác sĩ này ngoài chuyên môn về y học ra không có thêm các kiến thức về xã hội học, quản trị, lãnh đạo?
Thường việc giao trách nhiệm lãnh đạo một tổ chức đấu tranh cho một người có học thức cao, mà người này thiếu các khả năng về lãnh đạo, tổ chức; kém khả năng lý luận và nhận định, không am hiểu các căn bản về chính trị học... sẽ là điều đại bất lợi.
Việc Chử Đồng Tử chỉ được vị ẩn sĩ ngoài đảo chỉ bảo một thời gian ngắn, mà trở về có được những nhận định cao cả về cuộc sống nhân sinh, từ bỏ mọi tư lợi nhỏ nhen, dấn thân đi cứu đời trở thành bậc thánh nhân, cho thấy vấn đề đạo lý, triết lý nhân sinh quan trọng hơn nhiều so với vấn đề kiến thức qua học thức chuyên môn?
Vì học thức qua bằng cấp chuyên môn chỉ giúp người ta phương tiện kiếm sống, chưa hẳn đã giúp người ta biết cách sống theo đạo lý nhân sinh.
Chỉ đến khi nào ngoài kiến thức về chuyên môn qua bằng cấp, có những nghiên cứu học hỏi thêm các hiểu biết nhiều về các bộ môn khác nhau của Triết học, như Đạo đức học, Siêu hình học, Tâm lý học, Luận lý học, Chính trị học... lúc đó mới có thể đạt trình độ thỏa đáng của người trí thức, để có thể lo toan đại sự giúp ích quốc gia dân tộc.
Nhưng trên hết, người trí thức còn cần có cái Tâm lớn như Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Cương, Tản Viên Sơn Thần để quên mình - chỉ nghĩ đến người - mới có thể lo chuyện quốc gia đại sự hữu hiệu.
Chính vì vậy mà ba vị đã trở thành các Bậc Thánh Nhân trong Tứ Bất Tử, được quốc gia & dân tộc tôn thờ, đời đời kính trọng.
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.