Trong cuốn Nho Giáo, Trần Trọng Kim nhận định:
Trong bài Tựa Kinh Thư của Trung Quốc, viết:
Với Việt Nam chúng ta, trải bao năm bị Bắc thuộc thống trị hủy hoại và chiến tranh tàn phá, nay chẳng còn bao nhiêu điều về tư tưởng văn hóa được ghi lại trung thực trong sử sách. Tuy nhiên, các vị tiền nhân Việt Nam đã dùng phương pháp truyền khẩu để ghi lại rất nhiều những cổ tích, sự tích, ca dao, tục ngữ... hình thành một nền văn học truyền khẩu, lưu giữ được nhiều giá trị tư tưởng văn hóa cổ truyền Việt Nam rất phong phú; bao hàm được đầy đủ 'Tâm & Đạo' qua những nội dung minh triết của các 'truyện' sáng tác hoàn chỉnh; chứ không chỉ là những 'chuyện', tức là những đối thoại - một hình thức thô sơ ban đầu của nhiều kinh sách trên thế giới xưa nay.
Có thể nói một số đáng kể các cổ tích của người Việt Nam đã đạt tới trình độ thượng thừa 'Đạo khả đạo phi thường đạo' - khi nói về Đạo & Tâm rất cao siêu, mà vẫn không mang vẻ giảng đạo thông thường; đem được nhiều tư tưởng về Triết lý, Đạo lý, Tâm lý... uẩn áo vào những tình tiết đơn giản của các truyện dễ nhớ, dễ hiểu, dễ giúp mọi người thấm nhuần nhân luân, mà không cần dài dòng diễn giải khúc mắc...
Những sách chép các cổ tích và cố sự Việt Nam, từ trước đến nay, đã có một số như:
Qua các tựa đề trên, chúng ta thấy đa số các cổ tích Việt được ghi chép theo kiểu quái sự thay vì cố sự. Và chưa có một sự phân tích bình giải có nội dung mang giá trị văn hóa đáng kể nào.
Điều đáng trách là giới trí thức của từng thời kỳ khác nhau, chịu ảnh hưởng sâu đậm của từng nền văn hóa ngoại lai khác nhau, có thể vì đã bị chế độ ép buộc - hoặc bản thân bị tha hóa... mà ghi chép lại theo những quan điểm của văn hóa ngoại lai, khiến tinh thần cao đẹp truyền thống nhiều khi bị xuyên tạc thành những ý tưởng phi lý, phản khoa học.
Cụ thể, như câu chuyện Mẹ Âu Cơ bị xuyên tạc thành chuyện quái dị, đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con...
Nếu xét theo khiá cạnh khoa học hiện đại, sẽ thấy Mẹ Âu Cơ cũng như bất cứ người phụ nữ nào, trong cơ thể đều có buồng trứng, để từ buồng trứng này các noãn có thể thụ tinh sinh nở ra nhiều con cái.
Thế nên không hiểu do đâu mà cách nay gần 5.000 năm, người Việt cổ xưa đã có thể hiểu rõ việc sinh nở phát sinh từ những trứng trong buồng trứng của người mẹ khi kết hợp với tinh trùng của người cha, để nói về chuyện trứng trong sinh nở một cách rất khoa học, khiến những kẻ kém hiểu biết về y khoa bao đời đã thêm bớt, xuyên tạc... làm cho một kiến thức thâm sâu về y học này trở thành kỳ quái?! Một số người đến nay vẫn còn cho đây là những huyền thoại, không cần giải thích.
Điều này chỉ đúng với các huyền thoại chưa thể giải thích được mà thôi???
Rồi chuyện Lang Liêu mồ côi mẹ, nằm mơ thấy mẹ về dạy nấu Bánh Dày & Bánh Chưng, cũng bị giới trí thức buổi đầu đời Lý, đời Trần... quá hâm mộ Phật Giáo, đã gán cho 'Bụt' báo mộng dạy cách làm hai thứ bánh kể trên... mà không hiểu rằng Phật đản sinh sau thời Hùng Vương hơn 2.000 năm; Phật đâu có thể dạy sát sinh lấy thịt heo làm bánh chưng?!
Do vậy điều quan trọng ngày nay là chúng ta cần san định lại các chuyện cổ tích, các điển tích... định hình đúng với tinh thần cao đẹp của Tiền nhân Việt Nam cổ xưa. Đồng thời cần phân tích những ý tưởng uẩn áo tiềm tàng trong các cổ tích và điển tích xưa của người Việt, đã bị giới trí thức nhiều đời coi nhẹ mà ghi chép lại sai lạc cẩu thả.
Cụ thể như câu chuyện Trầu Cau, trong sách 'Việt Nam Văn Hóa Sử Cương' tác giả Đào Duy Anh viết:
Trong sách 'Việt Nam Phong Tục' tác giả Phan Kế Bính cũng viết:
(Trích sđd trang 402)
Trong sách 'Việt Nam Văn Học Toàn Thư' tác giả Hoàng Trọng Miên viết:
(Trích sđd trang 114)
Ba tác giả chẳng những viết lại câu chuyện bằng lối hành văn khác nhau, mà ngay nội dung chủ yếu quan trọng cũng khác nhau, khi hai tác gỉa Đào Duy Anh và Phan Kế Bính cho rằng người em hóa ra cây cau, còn tác giả Hoàng Trọng Miên cho rằng người em hóa ra hòn đá.
Sự kiện 'sai một ly' này đã trở thành 'đi một dặm' vì nếu người em mà thành cây cau, khi người chị chết biến thành cây trầu leo quanh ôm lấy cây cau, thì hóa ra loạn luân sao? Và sự tích Trầu Cau đâu còn có thể mang ý nghiã vợ chồng sinh tử với nhau nữa, mà sẽ trở thành một mối tình loạn luân giữa chị dâu và em chồng?!
Trong bản nhạc Trầu Cau của Phan Huỳnh Điểu, cũng diễn tả thành nhạc kịch là người em hóa đá chứ không hóa thành cây cau, thì mới có tình có lý, thể hiện đúng các hình ảnh của bi kịch, không bị cười chê.
Và người bình dân Việt Nam dùng hình ảnh Trầu Cau để nói về tình vợ chồng quấn quít bền chặt, chứ không bao giờ dùng để diễn tả tình chị em dâu loạn luân cả?!
Do những sai lầm tai hại trên, nếu văn phong câu chuyện không được chỉnh trang, nội dung tình tiết câu chuyện không được chấn chỉnh, lý giải sắc bén sâu xa cho ai nấy hiểu các tình cao & ý đẹp... hậu quả sẽ rất nguy hại, khi có thể biến những câu chuyện có luân lý rất cao thành ra vô luân?!
Vai trò của Triết học trong Văn Hóa
Mỗi cường quốc trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng, các nền văn hóa cao thường được thăng hoa, sản sinh ra những hệ thống Triết lý, Đạo lý.
Vào cuối Thế kỷ 4 - đầu Thế kỷ 5 trước Tây lịch, ở Trung Hoa xuất hiện hai triết gia là Lão Tử và Khổng Tử; ở Hy Lạp xuất hiện triết gia Héraclite, rồi Socrate. Đến Thế kỷ 6 trước Tây Lịch ở Ấn Độ xuất hiện Phật Thích Ca. Đầu kỷ nguyên, ở Do Thái xuất hiện Đấng Jesus Christ.
Rồi phải từ Thế kỷ 17 về sau, ở Tây Phương mới xuất hiện các triết gia danh tiếng như Spinoza ở Hòa Lan, Fichte và Hegel ở Đức, Auguste Comte ở Pháp...
Vậy mà ở Việt Nam chúng ta ngay từ thời Hùng Vương, tức khoảng thế kỷ 28 trước Tây lịch, đã xuất hiện những cổ tích mang dấu ấn triết học, bao hàm đủ cả Hình nhi thượng và Hình nhi hạ mà quan điểm triết học của Khổng Tử sau này phát huy, cũng như Vũ trụ quan và Nhân sinh quan theo quan điểm của triết học Tây phương hiện nay.
Thật vậy, các cổ tích như Lạc Long Quân & Âu Cơ, Bánh Dày & Bánh Chưng, Bánh Trôi & Bánh Chay... đã thể hiện rất rõ quan điểm Hình nhi thượng hay Vũ trụ quan về Trời Đất, về Âm Dương... Những cổ tích như Phù Đổng Thiên Vương, Từ Thức, Trầu Cau, An Tiêm... đã thể hiện quan điểm về Hình nhi hạ hay Nhân sinh quan về quốc gia, xã hội, gia đình, cá nhân... rất cụ thể rõ ràng, mà lại đạt được trình độ giản dị dễ hiểu, dễ truyền đạt, ghi nhớ...
Điều khiếm khuyết là bấy nay giới trí thức Việt Nam đã vì tinh thần vọng ngoại quá đỗi, chỉ chăm chú viết sách nghiên cứu về các tư tưởng học thuyết của triết học Đông Tây, gán những tư tưởng này đã dẫn đạo cho tư tưởng Việt, bất kể thời gian tính... cũng như không ngó ngàng tới những vấn đề triết học uẩn áo tiềm tàng trong các cổ tích, sự tích của người Việt Nam, hiện hữu trước các triết gia và các triết thuyết ngoại lai rất lâu.
So sánh những câu chuyện trong Kinh Thư của Trung Hoa với các cổ tích Việt Nam cùng thời đại, chúng ta sẽ thấy các sự tích trong Kinh Thư của Trung Hoa chỉ là những ghi chép về người và việc với mục đích lưu truyền lại những cái hay cũng như cái dở của người xưa trong việc xây dựng quốc gia dân tộc, để người sau lấy đó tự học hỏi... không có một sự phân tích diễn giảng, hoặc bố cục sáng tạo quan trọng nào.
Trong khi mỗi câu chuyện cổ tích cùng thời của người Việt là một sáng tạo hoàn bích, có bố cục giúp nội dung chứa đựng được nhiều điều phong phú và lý thú hơn, gần gũi mọi người hơn, có tính giáo dục nhiều hơn, hình thành được tình tự dân tộc đặc thù; có thể hệ thống hóa thành một nền triết học và luân lý cao thâm vô vàn.
Do vậy, chúng tôi xin sưu tầm, chỉnh trang các cổ tích & sự tích, viết lại theo tinh thần chuyện kể của người bình dân Việt Nam, không lấy các triết lý & luân lý ngoại lai ra khoác vào cổ tích Việt Nam, khi thuật sự cũng như khi phân tích các nội dung tư tưởng, tâm lý, tình cảm... trong các cổ tích & sự tích của Việt Nam từ xưa đến nay, hầu phần nào cũng có thể từ đó 'biết được tư tưởng của cổ nhân Việt về đạo lý, chế độ và phép tắc từ đời nọ qua đời kia, hiểu được sự tiến hóa của dân tộc Việt' đã thăng hoa ra sao, bị hủy hoại vùi dập xuyên tạc... như thế nào'.
Bước đầu, chúng tôi sẽ định hình một số Cổ Tích & Sự Tích Việt Nam, để khởi thảo san định Kinh Thư Việt Nam; bằng việc thu thập một số ý kiến và tài liệu, nêu một số gợi ý ngắn gọn, để ai nấy có thể từ đó suy luận phát triển tư duy, phục hồi và phong phú hóa kho tàng Văn Hóa Tư Tưởng Việt Nam.
Sách bao gồm 3 cuốn riêng biệt, tiếp nối nhau:
**Thượng thư:
Phần I: Nói về nguồn gốc Tiên Rồng, Sự tôn thờ Quốc Tổ và bốn vị thánh Tứ Bất Tử
Phần II: Nói về Ngũ Phẩm, là năm phẩm vật chính thường được dùng để thờ cúng.
Phần III: Nói về một số cổ tích, sự tích có nội dung văn hóa cao, bao hàm các giá trị triết lý, luân lý, tâm lý, tình cảm... từ cá nhân, gia đình, xã hội đến quốc gia dân tộc...
**Trung thư:
Nêu các tấm gương sáng của các vị anh hùng liệt nữ trong sử sách Việt Nam, kèm theo các lời bàn cũ mới, để đưa ra những nhận định và những bài học giá trị, phát huy tư tưởng và tình cảm truyền thống của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển quốc gia dân tộc.
Phần này có nội dung như Kinh Thư của Trung Hoa, nhưng có thêm những phân tích & tổng hợp và loại suy cổ kim & đông tây, để hiện đại hóa vấn đề thành những bài học và những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước.
**Hạ thư:
Sưu khảo các tư liệu về người và việc liên quan trong cuộc chiến tranh Quốc - Cộng hậu bán Thế kỷ 20 vừa qua, diễn dịch & qui nạp để trung thực và khách quan hóa các sự kiện lịch sử cận đại, rút ra các bài học đã đưa đến sự hưng vong, hầu phục hưng tinh thần ái quốc cao đẹp của người Việt đã và đang bị các nền văn hóa ngoại lai làm tha hóa, đưa đẩy nhiều người đến chỗ mất gốc, lạc lõng, suy vi.
Do vậy, một cuốn Kinh Thư Việt Nam rất quan trọng đối với đời sống văn hóa tư tưởng của người Việt, cả trong nước và ngoài nước hiện nay, khi ai nấy đang phải chung đụng đương đầu với các nền văn hóa khác thường xuyên. Chúng tôi hi vọng sẽ được hỗ trợ quảng bá sâu rộng.
Đây là một công việc rất lớn lao, vì bấy nay chưa thấy ai khởi sự, nên chúng tôi mới dám mạo muội tiến hành việc 'khởi thảo - nhằm đưa ra các gợi ý' để những ai có lòng có thể thực hiện tiếp nối công trình, hoàn thành một cuốn Kinh Thư Việt Nam.
Do tài thô trí thiển, tư liệu thiếu thốn, thời gian eo hẹp... nên chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý của qúy vị thức giả, hầu có thể hoàn thiện một công trình quá lớn lao này.
Nay kính,
Nguyễn Xuân Khoan
Úc Châu 2004
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.