Trang mạng Văn hóa "Nhân + Trí = Hùng" có mục đích Phục hồi & Phát huy nền Văn hóa Cổ truyền Việt Nam từng bị vùi lấp mấy ngàn năm qua.
Chúng tôi thực hiện công việc này qua 2 phương diện Sử học và Văn học:
**Về phương diện Sử học, bước đầu xin được giới thiệu tác phẩm "Khởi thảo Kinh Thư Việt Nam" gồm 3 cuốn:
Đặc điểm của Trung Thư và Hạ Thư là mỗi Người & mỗi Việc đều có trích dẫn nhiều nhận định từ các sử sách khác nhau, nhằm khách quan các sự kiện.
**Về phương diện Văn học, bước đầu xin được giới thiệu 2 tác phẩm:
Sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục đưa các Tác phẩm + Bài viết Nghiên Cứu nhằm bổ túc & triển khai tư duy từ các sách đã viết kể trên.
Chúng tôi mong mỏi được đón nhận các ý kiến khác nhau, để có thể hoàn chỉnh công việc phục hồi & phát huy Văn hóa Cổ truyền Việt Nam.
Trân trọng
Nguyễn Xuân Khoan & Nguyễn Xuân Hương
Australia 1-2024
Tủ sách Nghiên Cứu Việt Học trân trọng giới thiệu với Quý vị Độc giả tập đầu trong quyển Khởi Thảo Kinh Thư Việt Nam của GS. Nguyễn Xuân Khoan, và mời gọi quý vị tham gia ý kiến trong việc biên soạn bộ sách quan trọng này.
Như chúng ta đều biết, Kinh Thư là một trong năm bộ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu) cùng với bốn bộ sách (Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) được coi là những tác phẩm cổ điển mà sĩ tử ngày xưa bắt buộc phải học để có thể thi cử và học giả ngày nay cũng không thể không tham khảo nếu muốn tìm hiểu nền Hán học cổ điển.
Kinh Thư bản chất là một bộ sách chính trị viết về thể chế, pháp độ, văn chương của hai đời Đế (Đường, Ngu); ba đời Vương (Hạ, Thương, Chu) cổ đại. Sách thường được coi là do Khổng Tử san định. Nhưng gần đây, do sự tiến bộ của khoa học, người ta đã có thể khẳng định - cũng như các bộ trong Tứ Thư, Ngũ Kinh khác - sách đã do đời sau mượn danh nghĩa của Khổng Tử mà viết lại với một ý đồ nhất định. Như Giáo sư Nhà Nho Thẩm Quỳnh (một trong những Cử Nhân Hán họÏc cuối cùng của Việt Nam, đại diện trường Văn Khoa Saigon), khi dịch quyển sách trên cũng ghi chú ngay trong phần Tựa:
Nhưng đời sau đấy là đời nào?
Ta thấy trong Tiền Hán Thư, q. 56 có ghi: “Những gì không thuộc khoa Lục Nghệ thì phải tuyệt đạo đừng để cho tinh tiến” Lục Nghệ còn gọi là Lục Học, Lục Tịch (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu) được coi là tiêu biểu cho Nho học, phản ánh cái tư duy học thuật thời chiến quốc, lúc đó đa số các bang (State) hãy còn thuộc Đại tộc Bách Việt. Khi Tần, do võ lực, thống nhất được lục quốc, dưới sự cố vấn của Lý Tư, đã chủ trương đốt sách vở, giết học trò, chỉ học sách Tần thuộc nòi Hoa Hán. Chính sách cứng dắn này đã gây phẫn nộ chúng dân khiến khắp nơi nổi lên chống đối. Nhà Tần vì vậy chỉ tồn tại được 15 năm.
Khi Nhà Hán diệt Sở, chiếm được quyền thống trị Trung nguyên, có được kinh nghiệm của Tần, nên đã khôn ngoan hơn, áp dụng sách lược của Đổng Trọng Thư, cho cấm bỏ hết sách bách gia, chư tử, nhưng giữ lại sách Nho học. Tuy nhiên, lấy cớ Lục Nghệ đã bị Nhà Tần tuyệt diệt, nên cho lệnh tìm viết lại những sách này và đổi thành Lục Kinh, lấy ý nghĩa để làm điển thường gương mẫu cho đời.
Từ đó mà đi, sách duy nhất được sĩ tử học là sách Nho đã được Hán hóa, mà mục đích tối hậu là duy trì được vương quyền của Nhà Hán trên một đất nước rộng mênh mông gồm nhiều sắc dân khác biệt về nhiều phưong diện. Từ Lục (6) Kinh, đời Đường tăng lên Cửu (9) Kinh, đời Tống Thập Tam (13) Kinh, và chỉ đến Chu Hy đời Nam Tống mới chia thành Tứ Thư, Ngũ Kinh truyền lại cho đến ngày nay!
Vậy phải chăng “người đời sau” đã phụ hội soạn lại sách này, như Cụ Thẩm Quỳnh đã nói ở trên, cũng như nhiều học giả đời nay đã chủ trương như vậy, là do chủ âm mưu của Đổng Trọng Thư, lý thuyết gia và cũng là Thừa Tướng đời Hán?
Không bàn về những nhược điểm của Nho học đã cản đường Trung Hoa không thể tiến bộ về khoa học như Tây phương, chúng ta không thể không công nhận chính cái Nho học Hán hóa này đã giữ cho nhà Hán và sau này cho các đế chế khác kiềm chế được khối dân khổng lồ tại Trung Hoa lục địa với nhiều khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa … mà vẫn kết đoàn chặt chẽ với nhau trong một xã hội tương đối có kỷ cương, dù lúc nào cũng đầy dẫy những đấu đá lẫn nhau (chữ của Bá Dương trong Người Trung Quốc xấu xí).
Rõ ràng Kinh Thư bị Hán hóa nói riêng, cái Nho Hán hóa nói chung, dưới ánh sáng của thời đại mới, đã lộ rõ cả những ưu cùng nhược điểm của nó.
Thế còn cái Nho đích thực, Nho Học Tiên Tần còn tồn tại Không? Chân dung đích thực của nó như thế nào? Đã có nhiều cố gắng, nhưng đến nay, học giả trên toàn thế giới cũng chỉ có những dự đoán, chưa thể khẳng định trong Tứ Thư, Ngũ Kinh, chỗ nào là nguyên gốc, chỗ nào Do Họ Đổng thêm vào. Còn nguyên bản đích thực, nếu có, cũng đã thất lạc, cho đến nay vẫn tuyệt vô âm tín!
Tuy nhiên, có sự khác biệt nhiều khi vô cùng quan trọng, giữa Nho Hoc đã bị Hán hóa với Nho Học Tiên Tần, thì là điềâu mà hầu hết học giả đời nay đều công nhận. Chính cái Nho Học Tiên Tân này mới là tinh hoa của Đạo học Đông phương, cũng có phần là tinh hoa của văn hóa Đại tộc Bách Viêt mà chúng ta có bổn phận khai quật
Cũng may là hậu duệ của Đại tộc Bách Việt đã có vài tộc may mắn thoát được sự đồng hóa của Hán tộc mà lập ra nhà nước tự chủ. Việt Nam chúng ta, hậu duệ của tộc Lạc Việt, là một trong vài tộc may mắn đó. Chúng ta có bảo di được nền văn hóa của tổ tiên dòng tộc không?
Về phương diện văn bản, nếu có, chúng cũng đã bị cả ngàn năm Hán thuộc tiêu hủy đi rồi. Tuy nhiên, tổ tiên chúng ta biết trước cái họa đó nên đã nghĩ ra rất nhiều thần thoại, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao … để bảo nhau truyền miệng, bảo lưu, truyền thừa cho con cháu mai hậu. Có điều, ngay cả những tinh hoa của cái tư tưởng này, vì được tổ tiên hóa trang quá kỹ, ẩn dấu trong kho tàng huyền thoại, ca dao, tục ngữ, lại bị các lớp sơn văn hóa thời Hán hóa, rồi Âu hoá, Mỹ hóa phủ lên, khiến nay muốn tìm ra kho báu đích thực của tổ tiên truyền lại cũng không phải là điều dễ!
GS. Nguyễn Xuân Khoan, nguyên là một thành viên của Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa năm xưa, nay tham gia trong Tủ Sách Nghiên Cứu Việt học, sau bao nhiêu năm nghiên cứu, bắt tay vào việc khởi thảo quyển Kinh Thư Việt Nam nhằm phục hồi lại một phần cái kho báu tiền nhân để lại đó.
Công việc thực khó. Lại phải vô cùng thận trọng, nếu không muốn rơi vào chuyện tranh cãi vô bổ, bới bèo ra bọ! Nhưng cũng là việc không thể không làm!
Đây không phải chỉ là công việc của một người hay một nhóm người.
Đây là công việc của tất cả những ai còn quan tâm đến tiền đồ dân tộc.
Tủ Sách Nghiên Cứu Việt Học chỉ xin làm công việc gióng lên một tiếng chuông. Cầu mong tác giả hoàn tất tốt đẹp công việc mình làm. Cầu mong tất cả những bậc thức giả quan tâm xin tiếp một tay để việc khai quật kho tàng tiền nhân để lại đạt được kết quả mong muốn.
Nay cẩn chí.
Tủ Sách Nghiên Cứu Việt Học.
Copyright © 2024 Giao Su XKZ - All Rights Reserved.
Powered by GoDaddy
We use cookies to analyze website traffic and optimize your website experience. By accepting our use of cookies, your data will be aggregated with all other user data.